Tài liệu: Quá trình đó có cùng diễn ra ở tất cả các sao không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Không. Cơ chế tổng hợp hydro khác nhau tùy theo khối lượng của sao nhỏ hơn hay lớn hơn một lần rưỡi so với khối lượng Mặt trời.
Quá trình đó có cùng diễn ra ở tất cả các sao không?

Nội dung

Quá trình đó có cùng diễn ra ở tất cả các sao không?

Không. Cơ chế tổng hợp hydro khác nhau tùy theo khối lượng của sao nhỏ hơn hay lớn hơn một lần rưỡi so với khối lượng Mặt trời. Ở các sao có khối lượng nhỏ hơn thì chu kỳ ''proton-proton'', còn gọi là p-p, chi phối sự tổng hợp hydro. Hai proton liên kết với nhau để tạo thành đơteri (một proton trở thành nơtron bằng cách phát ra một pozitron và một nơtrino).  Rồi nhân đơteri này bắt một proton khác để tạo ra heli-3 (hai proton, một nơtron). Cuối cùng, hai nhân heli liên kết với nhau để tạo thành một nhân heli-4 (hai proton, hai nơtron) bằng cách giải phóng hai proton.

Quá trình có khác ở những ngôi sao có khối lượng lớn hơn Mặt trời một lần rưỡi và đã chứa một số nguyên tố nặng hơn heli. Đó là cacbon, nitơ và oxy, đã được tạo ra từ trước trong lòng những sao khác và nhập vào môi trường giữa các sao mà sao được hình thành từ đó, những nguyên tố này sẽ là những chất xúc tác lần lượt tóm bắt một proton. Khi ấy cacbon-12 trở thành nitơ-13, là nguyên tố phân rã thành cacbon-13 khi một proton phân rã thành một nơtron. Cacbon-13 cũng bắt một proton và trở thành nitơ-14, nguyên tố này bị phân rã, và cứ như vậy cho tới oxy-16, là nguyên tố phân chia thành một nhân cacbon-12 và một nhân heli-4.

Một sự khác nhau nữa giữa các sao là chỉ những sao nào có khối lượng lớn hơn gấp 10 lần Mặt trời mới có thể tạo ra những nguyên tố nặng hơn oxy, vì chỉ chúng mới có thể co lại đủ để tâm của chúng đạt được 600 triệu độ. Đó là nhiệt độ cần thiết để cacbon tạo ra neon-20. Vì nhiệt độ cũng tăng lên xung quanh tâm, nên các lớp gần phía ngoài hơn sẽ lần lượt là nơi diễn ra sự tổng hợp hạt nhân. Tâm sao càng co lại thì sao càng giống một củ hành mà các lớp vỏ là nơi tổng hợp các nhóm nguyên tố khác nhau. Ở l,5 tỷ độ, neon phân rã thành oxy bằng cách giải phóng một nhân heli-4. Khi nhân này va vào một nhân neon còn lại, nó được tạo thành magie-24. Ở 2 tỷ độ, oxy tổng hợp và từ đó tạo ra silic-28 và lưu huỳnh-32. Các nguyên tố khác được hình thành trong một môi trường rất nóng và vì vậy rất mãnh liệt. Khi ấy một sự cân bằng được thiết lập giữa các hiện tượng tổng hợp và quang phân (rã). (Biến đổi một nhân nguyên tử hoặc một hạt thành một nhân hoặc các hạt khác dưới tác dụng của ánh sáng hoặc bức xạ). Những nhân có các nucleon liên kết nhất sẽ là những nhân “thoát thai chiến thắng”. Ông vua về mặt này là sắt (26 proton, 30 nơtron). Vượt ra ngoài nguyên tố này, các phản ứng tổng hợp tiêu thụ năng lượng và không còn ngăn trở sao co lại nữa.

Khi ấy, tâm sao, vì phung phí năng lượng để phá vỡ các nhân sắt và bị mất sự hỗ trợ của các electron (bị các proton hấp thu), nên suy sụp. Rồi, khi đạt tới tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của các nhân nguyên tử, nó lại duỗi ra, thông với các lớp bao quanh nó một chuyển động phân kỳ. Sao bùng nổ thành siêu sao mới chưa đến một giây. Sóng va lan ra ngoài giúp tạo thành kền-56 (28 proton, 28 nơ ron), là nguyên tố không bền phân rã thành sắt, qua coban. Hiện tượng này được thuyết phục bởi việc khảo sát các đường cong ánh sáng ở những siêu sao mới mà sự suy tàn diễn ra theo nhịp phân rã của coban-56 (khoảng 80 ngày).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1908-02-633463799428437500/Nguon-goc-cac-nguyen-to-hoa-hoc/Qua-trinh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận