Người ta có thể chế tạo kim cương không?
Từ thủy tinh đến chì ở thế kỷ XVIII, cho tới ziricon tổng hợp năm 1976, đã có nhiều ý định bắt chước kim cương. Nhưng các cố gắng đều vô ích vì những thế phẩm này ít khi đạt được ánh và độ trong suốt của mẫu gốc, kể cả với tới độ cứng của nó. Do đó các nhà công nghiệp đã cố chế tạo kim cương trực tiếp bằng cách tạo ra điều kiện vật lý của vỏ Trái đất trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm thành công đầu trên đã đạt được ngày 9 tháng 12 năm 1954 từ cacbon hòa tan trong kim loại hóa lỏng. Từ giữa những năm 1990, người ta đã biết chế tạo kim cương từ fulơren (phân tử được cấu tạo từ 60 nguyên tử cacbon). Theo cách này, De Beers ở Nam Phi, ASEA ở Thụy Điển, General Electric ở Mỹ hoặc Tomel ở Nhật đã sản xuất hơn 100 tấn kim cương tổng hợp mỗi năm, dưới áp suất rất cao. Kim cương này không phải là loại đẹp nhất vì chứa đầy tạp chất và ít khi vượt mức carat (phương pháp tổng hợp các tinh thể lớn rất tốn năng lượng). Vì vậy nghề kim hoàn vẫn không sợ công nghiệp. Từ vài năm nay người ta cũng biết ''dệt'' kim cương theo từng mắt xích tinh thể từ một mặt kim loại được đặt trong plasma cacbon ở nhiệt độ cao. Qua tiếp xúc, từng nguyên tử cacbon lắng xuống. Dần dần ở 400-10000C, kim cương phát triển theo áp suất xung quanh. Phương pháp này, được gọi là CVD (Chemical Vapor Deposition, làm lắng hóa học), rất khó kiểm soát và thường chỉ tạo ra các dạng khảm tinh thể tí hon lộn xộn. Trong năm 2001, một tập thể ở trường đại học Augsbourg/Augsburg, Đức, có thể đã tìm ra giải pháp là dùng iriđi làm bề mặt lắng.