Tài liệu: Nguyên tố hóa học là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nguyên tử là một tập hợp các proton tích điện dương và nơtron không tích điện,
Nguyên tố hóa học là gì?

Nội dung

Nguyên tố hóa học là gì?

Nguyên tử là một tập hợp các proton tích điện dương và nơtron không tích điện, toàn bộ được bao quanh bởi các electron tích điện âm. Tất cả các nguyên tử có cùng số proton (hoặc electron) hoạt động như một “nguyên tố hóa học” giống nhau, vì số electron của một nguyên tử quyết định các tính chất hóa học của nó. Một số nguyên tố, như sắt, đồng, thiếc, bạc, vàng, thủy ngân và chì, đã được biết từ thời Cổ đại. Bắt chước Aristote, các nhà triết học thời ấy cho rằng mỗi thành phần của vật chất là một tập hợp của 4 ''nguyên tố'' cơ bản, không khí, nước, đất và lửa, và bản thân các nguyên tố này cũng tồn tại dưới các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Ở thế kỷ XVIII, các nhà hóa học đã nhận biết 33 trong số 92 nguyên tố mà người ta phát hiện thấy trong tự nhiên. Chỉ đến thế kỷ tiếp theo người ta mới bắt đầu sắp xếp chúng theo tính chất hóa học. Năm 1817, Johann Dobereiner đánh dấu các nhóm ba, như liti, natri và kali hoặc clo, brom và iot, nhưng từ 1868 đến 1869, Julius Lothar Myer - người Ba Lan và Dimitri Ivanovitch Mendeleev - người Nga, độc lập với nhau, đã giới thiệu một bảng sắp xếp các nguyên tố đã biết. Để lại các ô sẵn có cho những phát hiện về sau, Mendeleev đã thay đổi việc đánh giá khối lượng của 26 nguyên tố để chúng hòa nhập được tốt trong bảng phân loại của ông. Ba ô mà ông để trống đã được lấp bằng gali (1875), germani (1886), và sau đó là tecnexi (1937) - không có trên Trái đất. Cả một lớp nguyên tố trơ về mặt hóa học là các khí hiếm, đã được William Ramsay và John Rayleigh phát hiện ra từ năm 1894 đến năm 1898 và được nhập vào bảng tuần hoàn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1908-02-633463795858281250/Nguon-goc-cac-nguyen-to-hoa-hoc/Nguyen-to...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận