Tài liệu: Kim cương có ở các sao không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có, dù bằng chứng chỉ mới thu được rất gần đây. Từ năm 1984, các kính viễn vọng lớn của Mỹ hướng vào khí quyển của các sao đỏ khổng lồ,
Kim cương có ở các sao không?

Nội dung

Kim cương có ở các sao không?

Có, dù bằng chứng chỉ mới thu được rất gần đây. Từ năm 1984, các kính viễn vọng lớn của Mỹ hướng vào khí quyển của các sao đỏ khổng lồ, là những sao đang tắt, đã chặn được một bức xạ hồng ngoại mà vật phát ra có thể là các hạt kim cương tí hon. Nhưng có chắc không? Nếu các sao đỏ - những nhà máy điện hạt nhân thật sự của vũ trụ, tổng hợp các nguyên tử cacbon trong lòng chúng nhờ kết hợp các nhân heli, thì sau đó chúng bị đẩy từ từ ra các lớp ở ngoài cùng, nơi áp suất đạt dưới mức vi atmotphe. Vậy kim cương được tạo ra từ đó bằng cách nào? Năm 1987, việc phát hiện ra những viên kim cương tí hon chỉ gồm có vài trăm nguyên tử trong thiên thạch Orgueil, rơi xuống Tarn-et-Garonne (Pháp) ngày 14 tháng 5 năm 1864, đã khơi lại cuộc tranh luận. Một là, những hạt kim cương này có cùng dấu hiệu hồng ngoại mà các kính viễn vọng lớn từng phát hiện. Hai là, chúng có một đặc điềm địa hóa học khác: so với các vật thể của hệ mặt trời, chúng giàu hơn về các đồng vị nhẹ và nặng của một khí hiếm được gọi là xenon. Mớ hỗn hợp kỳ lạ này có tên là Xe HL (xenon heavy-light, xenon nặng-nhẹ) là đặc điểm của một siêu sao mới (loại sao bùng nổ vào lúc tàn). Do đó vi kim cương rất xa lạ với hệ mặt trời và cổ hơn. Ngoài ra, vào giữa lúc đó, việc phát minh ra phương pháp công nghiệp đã chứng minh rằng người ta có thể tổng hợp kim cương ở áp suất thấp.

Các tấm chắp hình được ghép đại: kim cương rất có thể được tạo thành trong khí quyển của các sao cũ đang tắt, trong các plasma khí lạnh (700-9000C) có áp suất gần như bằng không. Như vậy một ngôi sao đang tắt có thể đã gieo vào không gian một loại mưa bụi kim cương kết hợp với vật chất của hệ mặt trời đang hình thành.

Cũng có thể có kim cương to hơn trong lòng các sao khí khổng lồ của hệ mặt trời. Sao Mộc, Sao Thố, Sao Thiên vương và Sao Diêm vương chủ yếu gồm có hydro, heli và metan. Metan, nặng hơn hai phân tử kia, rơi xuống tâm các hành tinh này, là nơi có áp suất từ 80 đến 400 triệu atmotphe và nhiệt độ từ 8000 đến 21.0000C. Ở đây metan có thể bị hỏa phân, tức là phân tử của nó bị phân ly hoàn toàn. Vì vậy cacbon được giải phóng, chịu áp suất, nóng lên, có thể tạo thành kim loại lỏng hoặc kim cương với... hàng triệu tỷ carat.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1888-02-633463551082812500/Kim-cuong/Kim-cuong-co-o-cac-sao-khong.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận