Kim cương tìm đâu ra?
Từ bên trong Trái đất. Đây cũng là những mẫu của lớp vỏ trong Trái đất nằm ở sâu nhất. Nhưng chúng được tạo thành chính xác ở đâu? Trong những năm 1970, các tổng hợp trong phòng thí nghiệm được so với những điều kiện nhiệt độ và áp suất trong lòng hành tinh đã chứng minh rằng kim cương phải kết tinh ở độ sâu 150-1.000 km. Sự chênh lệch khoảng cách này là lớn và chằng cho biết gì về kim ngoi lên mặt đất. Nhưng khoảng 30 năm nay, phương pháp phân tích các thể vùi khoáng và khí (cơ 100 micron) bị mắc vào kim cương đã tạo ra cách nhìn chính xác hơn nhiều. Trước hết, theo các kết quả này, phần lớn kim cương có ở độ sâu 150-200 km tại chân các lục địa cổ. Còn thang dẫn chúng lên mặt đất là một loại macma giàu chất kiềm và cacbon đioxyt, gọi là kimbelit. Vì sao đá lại nóng chảy ở chỗ này? Kịch bản là như sau: một chùm vật chất nóng, do tính không ổn định ở đáy vỏ trong (2.900 km), va vào chân lục địa và giàu manhe cacbonat. Bị mất ổn định, loại cacbonat này giải phóng ra rất nhiều cacbon đioxyt. Khi ấy kim cương và các mảnh vỏ rắn bị kimbelit nổ bóc ra và đưa lên trên ngày càng nhanh. Nó đạt dần tốc độ khi các bọt khí nở ra dưới tác dụng giảm áp. Trong ba kilômet cuối cùng, dòng dung nham đạt tốc độ âm thanh và kim cương không kịp biến đổi. Nó lên tới mặt đất nguyên vẹn, trong một tai biến núi lửa phun trào, may là rất hiếm đối với chúng ta. Một trong những giai đoạn quan trọng nhất là mở ra Đại Tây Dương cách đây khoảng vài trám triệu năm và là nguồn gốc của các mỏ kim cương ở Nam Phi.
Nhưng khám phá gần đây về các thể vùi có nguồn gốc ở sâu hơn (600 km) đã buộc người ta phải bổ sung kịch bản này. Phải hình dung một giai đoạn có từ trước đối với các tinh thể ở cực sâu (hơn 200 km). Ở độ sâu này chúng có thể đi lên nhờ các dòng đối lưu chậm trộn với vỏ trong theo tốc độ 1-10cm/năm hoặc nhờ các chùm nhanh hơn đôi chút (cỡ mét/năm). Sau hàng triệu năm du hành, kim cương tích tụ dưới một lục địa cổ để chờ một thang dẫn lên mới.