Tài liệu: Vì sao nấm mọc ở gốc cây?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khi nấm kết hợp với cây thì cấu trúc cộng sinh mà cả hai cùng nhau xây dựng gọi là rễ nấm.
Vì sao nấm mọc ở gốc cây?

Nội dung

Vì sao nấm mọc ở gốc cây?

Khi nấm kết hợp với cây thì cấu trúc cộng sinh mà cả hai cùng nhau xây dựng gọi là rễ nấm. Các sợi nấm gắn chặt với rễ cây. Nếu nấm chỉ tạo thành một bao khít xung quanh rễ cây thì chúng được gọi là rễ nấm ngoài. Còn nếu nấm xâm nhập vào rễ tới tận các tế bào của vật chủ, thì đó là rễ nấm trong. Nhưng cũng có nhiều loại rễ nấm khác. Đổi lại một phần đường do quang hợp cung cấp, nấm đảm bảo nhu cầu nước và muối khoáng (photpho, nitơ, đồng, kẽm...) cho cây bằng cách để cây lợi dụng mạng sợi nấm của nó, là mạng lớn hơn nhiều so với tất cả các rễ cây cộng lại.

Nấm xép màu hạt dẻ xẫm, Boletus aereus, và nấm củ đen, Tuber melanosporum, thường kết hợp với cây sồi, còn nấm amanit diệt ruồi, kết hợp với thông và cây bulô. Không hiếm trường hợp cây kết hợp với hàng chục loài nấm cùng lúc và những quần hợp này thay đổi trong suốt quá trình sống của cây. Nấm rất đặc thù, nhất là ở châu Âu ôn đới, nơi rừng rất ít tính đa dạng. Cách đây khoảng 40 năm, người ta đã đếm được gần 5.000 loải nấm có liên quan với rễ nấm kết hợp với cây ở các khu rừng Bắc cực và ôn đới. Hiện tượng cộng sinh đặc biệt này cũng rất phổ biến ở nhiệt đới.

Những quần hợp này rất quý đối với cán bộ lâm nghiệp: họ lập danh mục các loài nấm để thiết lập rễ nấm với một loải cây xác định và tìm cách cải tiến hiệu suất của quần hợp, từ đó có thể giúp cây mọc được ở những vùng lí thuận lợi hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1907-02-633463789324843750/Nam/Vi-sao-nam-moc-o-goc-cay.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận