Tài liệu: Người ta phân loại nấm ra sao?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

iệc nghiên cứu phân loại nấm chỉ thật sự bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII.
Người ta phân loại nấm ra sao?

Nội dung

Người ta phân loại nấm ra sao?

Việc nghiên cứu phân loại nấm chỉ thật sự bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII. Trong tác phẩm Systema mycoligicum xuất bản năm 1821, giáo sư thực vật học Thụy Điển, Elias Magnus Fries (1794-1878) ở Đại học Upsala, đã đưa ra cách phân loại hiện đại đầu tiên dựa vào các đặc điểm hình thái bên ngoài, như kích thước, hình dạng và màu sắc chân (gốc) và mũ. Sau đó, nhờ kinh hiển vi, người ta đã mô tả các tế bào khác nhau và tính hết sức đa dạng của các bào tử. Vì nấm bất động, nên từ lâu người ta đã xếp nấm trong giới thực vật, mặc dù biết chúng có những nét rất giống động vật, như phương thức sống, vách tế bào bằng kitin giống như vỏ côn trùng và loài động vật thân giáp... Chỉ từ những năm 1950 đến 1960, nhờ các kỹ thuật của hóa sinh học và sinh học phân tử, nấm mới được xếp vào một giới riêng, gọi là giới nấm. Tuy phân loại của Fries bị đảo lộn, nhưng nó vẫn là cơ sở của danh pháp hiện đại. Nhiều phát hiện về nấm nhiệt đới chẳng hạn, đã làm thay đổi khái niệm chỉ dựa vào hệ nấm châu Âu. Nấm học là một khoa học non trẻ và thuật ngữ về nấm vẫn rất khác nhau theo nhà nghiên cứu này hoặc nhà nghiên cứu khác. Từ đầu thế kỷ XX người ta đã phân biệt nấm bậc thấp với nấm bậc cao. Nấm bậc thấp có sợi không bị ngăn: tế bào của chúng không có vách ngăn và các nhân ở cùng bên nhau trong cùng tế bào chất. Nấm bậc cao có tế bào bị ngăn và rất cá biệt hóa. Có hai nhóm nấm bậc cao được những người ham thích chú ý, là hai nhóm phân hóa qua dạng tế bào hữu thụ tạo ra bào tử. Ở nấm túi, bào tử được tạo ra ở bên trong các tế bào kín gọi là túi. Một số loài nấm nổi tiếng nhất, như nấm củ và nấm tổ ong, thuộc nhóm này. Ngược lại, ở nấm bầu, bào tử được tạo ra ở bên ngoài các tế bào đặc biệt gọi là bầu. Đó là trường hợp nấm tai lệch, nấm xép và nấm mũ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1907-02-633463787163593750/Nam/Nguoi-ta-phan-loai-nam-ra-sao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận