Có mũi nhân tạo không?
Các mũi nhân tạo đầu tiên có từ khoảng 10 năm nay. Đây không phải là các mũi giả, mà là công cụ nhằm thay dần cho những người có trách nhiệm đánh giá chất lượng sản phẩm bằng khứu giác (thực phẩm, đồ uống, nước hoa...), những yếu tố nguy hại của công nghiệp cho khứu giác, nơi đổ rác công cộng, v.v... Những mũi nhân tạo này gồm có một bộ cảm biến, có thể xác định các phân tử có mùi hoặc đo chúng bằng kỹ thuật trắc phổ khối, hoặc phản ứng với chúng. Người ta đã khai thác nhiều loại phản ứng lý hóa làm thay đổi nhiệt độ, tính dẫn điện hoặc màu sắc. Một mặt phân giới điện tử được gắn với các bộ cảm biến để số hóa những thay đổi này. Các dữ liệu ghi nhận được xử lý bằng máy tính và so sánh với những dữ liệu nằm trong bộ nhớ. Tuy vậy, số lượng và nhất là độ nhạy của bộ cảm biến được trang bị cho mũi nhân tạo này vẫn giới hạn phạm vi (thang) mùi mà không có thể phát hiện. Do đó, các nhà nghiên cứu đang cố thay những bằng các bộ cảm biến sinh học, nhằm sử dụng các tế bào khứu giác thật sự.