Tại sao lại có mùi thơm và mùi thối?
Vì các lý do sinh học và văn hóa. Đôi khi cảm nhận khứu giác của ta về một phân tử phụ thuộc vào nồng độ của nó. Chẳng hạn, chất indol tỏa ra một mùi hoa gần giống như hoa nhài khi nó loãng và mùi phân khi nó đặc. Điều đó có lẽ có liên quan với sự kiện là nhóm chất nhận khứu giác, tham gia càng đa dạng hóa nếu nồng độ của chất có mùi càng cao. Ở đầu kia của dây chuyền cảm nhận khứu giác, việc giải thích một mùi cũng có thể thay đổi theo giá trị hưởng thụ gắn với nó nhờ các mối liên hệ ưu tiên giữa vỏ khứu giác và hạch hạnh - cấu trúc não có vai trò then chốt trong các cảm xúc. Những kỷ niệm kết kết hợp với một mùi nào đó cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà những mùi này được phân loại. Chẳng hạn, mới đây các nhà nghiên cứu đã thử sự cảm nhận về 12 phân tử ở Pháp, Việt Nam và Congo, nằm trong số hai phân tử bay hơi của pho mát là axit isovaleric và axit butyric. Ở, Pháp, người ta đã kết hợp hơi bốc ra của chúng với mùi pho mát. Ở Congo, nước gần đây có nội chiến, người ta thiên về cho rằng thối, mùi vết thương và mùi bệnh viện. Còn ở Việt Nam, nơi những mùi này không quen, chúng gợi ra độ ẩm và mùi mốc. Sau hết sự lựa chọn ngữ nghĩa mà nó ưu tiên trong các biểu lộ hình tượng (có thể lấy ví dụ như quả sầu riêng ở Việt Nam, mặc dù là đặc sản nhưng không phải ai cũng thích ăn, vì nó có mùi khó ngửi, nhất là đối với người ở miền Bấc, cho nên ''sầu riêng'' là một tên gây ấn tượng). Còn ở Pháp, hoa hồng bao giờ cũng thơm hơn là thối.