Khứu giác dùng làm gì?
Những phân tử xâm nhập qua lỗ mũi cung cấp thông tin về môi trường: có nhiều chỉ dẫn mà động vật khai thác để hoàn thành nhiều công việc khác nhau, như định vị các nguồn thức ăn, phát hiện vật săn mồi, hoặc cả định hướng trong không gian. Khứu giác cũng đóng, một vai trò quyết định trong thông tin liên lạc hoặc giao tiếp giữa các đồng loại. Khi ấy hệ khứu giác phụ có đóng góp. Trên thực tế, sự giao tiếp trong cùng một loài được thực hiện phần lớn qua cát pheromon (chất dẫn dụ), là những phân tử không có mùi được cơ quan Jacobson cảm nhận (ở côn trùng là tiêm mao). Pheromon chi phối các nghi thức xã hội bằng cách phát động một cách định hình một số tập tính, chẳng hạn trong các tương tác giới tính. Chúng can thiệp trực tiếp, như thông báo địa vị xã hội của con vật, hoặc gián tiếp là làm thay đổi tình trạng hocmon của cá thể nhận pheromon. Vì lý do này, pheromon có tính quyết định trong cấu trúc của các xã hội động vật. Pheromon đầu tiên đã được phân lập và làm rõ đặc điểm năm 1950 ở loài ngài tằm dâu.
Quan niệm về pheromon ở người, được đưa ra vào đâu những năm l970, vẫn còn được tranh cãi. Vì nếu cơ quan Jacobson được phát hiện thấy ở thai người, thì sau đó nó lại thoái hoá, đến mức người ta cho rằng nó không hoạt động ở người lớn. Tuy nhiên, mùi cơ thể, được hệ khứu giác chính cảm nhận, lại có vai trò đáng kể trong quan hệ giữa người với người, như trong quan hệ mẹ-con.
Điểm cuối cùng: cho dù khứu giác và vị giác khác nhau, chúng vẫn tương tác với nhau. Trên thực tế, một thực phẩm tỏa các phân tử có mùi và sau cổ họng. Vì họng thông với các hốc mũi nên các phân tử này kích thích các chất nhận khứu giác. Thực ra, người ta ước tính rằng khứu giác sau mũi này tham gia tới 80% cảm nhận vị giác.