Muối từ đâu ra?
Với nồng độ NaCl trung bình xấp xỉ 30g/1, biển và đại dương, như chúng ta biết, chiếm 70% diện tích địa cầu, là một kho dự trữ muối lớn. Muối trong bữa ăn của bạn có thế có nhiều nguồn. Nó có thể bắt nguồn từ nước biển trong các ruộng muối bốc hơi ở ngoài trời khi thời tiết cho phép, nghĩa là khi mùa có nắng đẹp không bị mưa làm ngắt quãng khiến mất thu hoạch. Nói mùa ở đây không phải là vô cớ: đó thực sự là một hoạt động nông nghiệp theo mùa và có lẽ cũng là một trong những cách sử dụng hiệu quả nhất năng lượng mặt trời và gió. Một số biển (Caspienne/ Caspian, biển Chết, Hồ mặn Lớn, hồ Asal…) có độ rất mặn, vì sự bốc hơi trội hơn so với muối khoáng được đóng góp từ các con sông sau khi đất bị mưa rửa trôi. Ở mức cực độ, khi một biển nào đó đã rút đi hoàn toàn, thì chỗ còn lại chỉ đọng lại muối. Trải qua các thời kỳ địa chất, những lớp chất lắng đọng ở biển bị các trầm tích dày hơn phủ lên. Hiện nay, người ta có thể tiếp cận những kho dự trữ[1] muối hóa thạch này (muối mỏ) từ các đường hầm hoặc giếng.
Một dạng kho dự trữ đặc biệt là diapir[2] (nếp trồi): các lớp biển đọng nhẹ hơn đá bao đã di chuyển lên trên mặt, tạo thành các dạng nấm khổng lồ. Ở mức vĩ mô, chuyển động rất chậm này diễn ra do các mặt phẳng chứa các nguyên tử trượt theo đường biến vị[3] của tinh thể. Ở gần bề mặt, các diapir được chụp mũ đá (hoặc cap-rock-tiếng Anh mà các nhà địa chất thường quen) do cặn muối tạo thành sau khi bị nước thâm nhập hòa tan. Người ta khai thác các ''mũ nấm muối'' này.
Muối cũng có thể bắt nguồn từ các nguồn mặn hoặc nước muối mà người ta đã làm bay hơi bằng kỹ thuật nhân tạo (sản xuất muối trong các xưởng làm muối). Nước muối thường được tạo ra bằng cách truyền nước sôi vào các mỏ muối.