Mây có vai trò gì đến khí hậu toàn cầu?
Rất quan trọng! Trên thực tế, mây là điểm gặp gỡ và trao đổi năng lượng giũa Trái đất và Mặt trời, cũng như giữa đất và khí quyển. Chúng tham gia như thế nào? Chúng phản xạ vào không gian một phần bức xạ của Mặt trời mà Trái đất nhận và hấp thụ một phần khác Chúng cũng thu một phần bức xạ hồng ngoại mà đất tiếp phát, từ đó làm nóng lên nhờ hiệu ứng nhà kính (xem bài - Hiệu ứng nhà kính). Nhưng mây không tác động như nhau. Mây ti cao và lạnh hấp thụ nhiều tia hồng ngoại hơn so với mây thấp, là mây ngược lại phản xạ bức xạ Mặt trời mạnh hơn. Ngoài các hiệu ứng bức xạ này, chúng cũng làm nóng khí quyển khi giải phóng nhiều nhiệt lượng tiềm tàng. Đại thể, Trái đất nhận 340 W/m2 từ Mặt trời, giữ lại 240 W/m2 và phản xạ 100 W/m2. Trong số 240 W/m2 thì 70 W/m2 được khí quyển hấp thụ, còn lại chuyển vào đất. Người ta ước tính rằng phần này hoàn lại 80 W/m2 nhờ mây ngưng tụ. Nếu người ta tin rằng mây có vai trò quan trọng thì chúng vẫn còn chưa rõ đối với các mô hình khí hậu. Mặc dù người ta biết mô phỏng lần lượt tất cả các quá trình, nhưng trong khí quyển các hiện tượng không bị cô lập và không cùng diễn ra với quy mô như nhau! Vậy làm thế nào để mô tả được chi tiết của mây trong một mô hình tuần hoàn chung phải bao gồm cả hành tinh? Nếu áp dụng cách phân lập cần thiết có thể là một trở ngại cơ bản. Do đó để tránh, người ta phải kết hợp các thông tin một cách tinh tế hơn. Đây là một điểm khó khăn và là một nguồn bất định. Trên thực tế, hiện nay nhiều mô hình nhằm dự báo hiệu ứng tăng gấp đôi lượng CO2 trong khí quyển đã gán cho mây một vai trò hơi khác biệt. Vì vậy, vẫn tồn tại vấn đề lớn là liệu mây có thật sự có vai trò điều hòa khí hậu hay không, nghĩa là làm giảm hoặc tăng cường các biến động khí hậu tự nhiên như El Nino, hoặc do con người, như hiệu ứng nhà kính.