Tài liệu: Người ta có thể xử lý mây không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hiện nay, câu trả lời là không. Dẫu sao ý tưởng này không phải là mới, vì người ta đã biết có một bức tranh năm 1555 mô tả các cung thủ xuyên thủng mây bằng những mũi tên của họ.
Người ta có thể xử lý mây không?

Nội dung

Người ta có thể xử lý mây không?

Hiện nay, câu trả lời là không. Dẫu sao ý tưởng này không phải là mới, vì người ta đã biết có một bức tranh năm 1555 mô tả các cung thủ xuyên thủng mây bằng những mũi tên của họ. Vào cuối những năm 1940, các nhà khoa học thật sự cho rằng có thể gây ra mưa vào một ngày nào đó. Ví dụ, người ta cho rằng có thể tránh để mưa tạo thành mưa đá. Kỹ thuật thịnh hành là ''gieo hạt''. Nguyên lý của nó là truyền nhiều nhân ngưng tụ vào đám mây để lám các giọt nước to ra tạo thành mưa rơi. Hai nhà khoa học Mỹ, Vincent Schaefer và Irgving Langmuir, đã làm các thí nghiệm đầu tiên bằng cách thả những hạt CO2 rắn, tiếp theo là nhà vật lý Bemard Vonnegut dùng bạc iođua, hạt nhân lý tưởng vì có cấu trúc tinh thể rất giống tinh thể băng. Các thí nghiệm đã tăng lên nhiều nhưng chưa được thuyết phục lắm. Trên thực tế, người ta khó đánh giá hiệu quả của chúng: nếu không gieo hạt thì kết quả có thể là gì? Hơn nữa, hiệu quả lại ra khác nhau. Nếu một số mây tích cho kết quả tốt sau khi xử lý và tạo ra nhiều mưa hơn, thì một số lai tạo ra quá nhiều tinh thể băng không rơi. Hiện nay, những nghiên cứu trong lĩnh vục này đã bị dừng thực hiện.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1898-02-633463764647343750/May/Nguoi-ta-co-the-xu-ly-may-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận