Người ta quan sát mây bằng cách nào?
Ngày nay bầu trời được giám sát thường xuyên. Ở dưới đất, nhà quan sát mã hóa mây theo phần trời có mây, loại mây, độ cao, v.v…, và truyền những thông tin này cho mạng tin học của tổ chức khí tượng thế giới. Đồng thời, các vệ tinh giúp tiếp cận với độ dày, nhiệt độ và tầm rộng của lớp mây phủ từ không gian. Để biết hàm lượng nước của một đám mây đúng lúc hơn, các nhà khí tượng học dùng radar phát tín hiệu vi sóng về phía mây và ghi lại tiếng dội của các giọt nước: thời gian đi về giúp định vị các giọt này và độ chói của tín hiệu trực tiếp gắn liền với số giọt mưa trong mây. Người ta không chỉ biết mưa ở đâu mà cả ở cường độ nào. Chính nhờ những công này mà người ta có thể dự báo trước gần 5 phút và hàng giờ lúc bắt đầu mưa và tạnh các trận mưa rào trên các dòng chảy ở Roland-Garros[1]. Nhưng dù rất hiệu quả, toàn bộ thiết bị này vẫn chưa cho thấy đầy đủ cấu trúc ba chiều của khí quyển. Nếu muốn hiểu kỹ hơn sự hình thành mây và ảnh hưởng của chúng đến khí hậu toàn cầu, thì người ta phải bổ sung thêm sự giám sát này. Vì vậy đã có những cuộc đo đạc, huy động mọi phương tiện, máy bay, máy thám sát vô tuyến, radar dưới mặt đất, vệ tinh..., trong vài tháng nhằm vào một mục đích đặc biệt. Hiện nay các nhà nghiên cứu cũng đang nhằm vào một thế hệ mới các dự án không gian, với mục tiêu là có các radar, lidar (tương đương radar nhưng có các tin hiệu sáng) và bức xạ kế đa tần. Kết quả dự kiến thu được trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.