Tên mây bắt nguồn từ đâu?
Ngay trước khi hiểu nguồn gốc của mây, người ta đã chăm chú nhìn trời để dự báo thời tiết. Thuộc tính vô cùng đa dạng của mây, các phân loại đầu tiên đã dựa vào phân loại học hơn là vào vật lý học. Người ta đã tìm thấy một cách phân loại ở Trung Quốc, ngay từ thời Trung cổ, nhưng sự phân loại này không ra khỏi biên giới, kể cả phân loại của Jean-Baptiste de Monet xây dựng năm 1802. Ông đã có ý nghĩ sai là dùng tiếng Pháp. Năm sau, Luke Howard - một dược sĩ ở London khôn ngoan hơn, đã đưa ra cách phân loại bằng tiếng Latin. Vì vậy nhờ ông mới có các tên ''cumulus'' (mây tích) nhấp nhô, ''cirrus" (mây ti) hình sợi và ''stratus'' (mây tầng) dạng lớp. Năm 1887, Ralph Abercromby - người Anh và Hildebrand Hildebrandsson - người Thụy Điển đã mở rộng cách phân loại này. Kết quả là có mười dạng chính hợp thành bốn loại. Ba loại đầu tiên phân biệt các dạng mây theo độ cao. Ví dụ, lần lượt là các đám mây thấp hơn 2.000m, mây giữa nằm trong khoảng 2.000-7.000m và mây cao như mây ti ở trên nữa. Nhóm thứ tư tập hợp tất cả những đám mây phát triển theo chiều thẳng đứng cao nhất. Đương nhiên, có tất cả những dạng trung gian và đến cuối thế kỷ XIX người ta cho rằng muốn hiểu biết các hiện tượng khí tượng thì phải làm rõ các hệ mây về mọi mặt. Vì vậy, tất cả các cuộc hội thảo thời ấy, đặc biệt là ''tuần lễ quốc tế về mây'' đầu tiên năm 1923 đã được triệu tập nhằm xuất bản “Tập bản đồ quốc tế về mây” đầy đủ nhất.
Trong số bốn loại mây chính được xác định năm 1887 đó, có tất cả các dạng trung gian. Chúng có thể chuyền từ dạng này sang dạng khác. Chẳng hạn, các đám mây tích bé lúc đẹp trời ở thấp có thể tụ thành mây tầng tích, mây ti thành mây tích ti...