Tài liệu: Vì sao phôi động vật có vú không bị hệ miễn dịch của mẹ đào thải?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Do hệ gen của phôi động vật có vú là một hỗn hợp các gen của cả cha lẫn mẹ, nên về mặt miễn dịch phôi của nó là một thể lạ đối với mẹ nó.
Vì sao phôi động vật có vú không bị hệ miễn dịch của mẹ đào thải?

Nội dung

Vì sao phôi động vật có vú không bị hệ miễn dịch của mẹ đào thải?

Do hệ gen của phôi động vật có vú là một hỗn hợp các gen của cả cha lẫn mẹ, nên về mặt miễn dịch phôi của nó là một thể lạ đối với mẹ nó. Những phân tử nhận dạng miễn dịch biểu hiện ở bề mặt tế bào của nó khác với các phân tử của mẹ nên sẽ bị hệ miễn dịch của mẹ coi là ''lạ''. Nhưng thực ra không phải như vậy. Việc khám phá ra hiện tượng dung nạp này có từ những năm 1950. Peter Megawar là người lúc đầu chứng minh nguồn gốc miễn dịch của hiện tượng đào thải bộ phận ghép, sau khi nêu quy luật này, đã hiểu rằng phôi không tuân theo quy luật đó. Sau đó, các nhà miễn dịch học đã phát hiện ra một hệ cực kỳ phức tạp ở ranh giới tử cung - rau. Có lẽ tính miễn dịch của mẹ bị ngăn chặn cục bộ ở rau, do các phân tử tín hiệu như cytokines[1] tiết ra. Vì vậy, một con chuột các được kích hoạt miễn sdịch chống chuột đực loại bỏ ngay mảnh mô ghép bắt nguồn từ chuột đực, nhưng vẫn có thể tiếp tục mang thai bình thường nếu cũng con chuột đực này thụ tinh cho nó.

Ngược lại với sự mang thai, được đặc trưng bởi việc “buộc chặt” các phản ứng miễn dịch, phôi ''cắm'' vào tử cung là một hiện tượng viêm. Hiện tượng này xảy ra sau khi một số tế bào miễn dịch của mẹ, tức các đại thực bào, đã làm tiêu tan tất cả những tinh trùng chết có trong khoang tử cung. Việc tiết ra các phân tử viêm là cần thiết tuyệt đối cho việc mang thai, vì nếu không có những phân từ này, thì sự ''cắm chốt'' của phôi không thể đạt được.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1915-02-633464410720312500/Phoi/Vi-sao-phoi-dong-vat-co-vu-khong-bi-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận