Mây hình thành ra sao?
Mây phát sinh từ sự ngưng tụ của hơi nước trong khí quyển. Muốn vậy, không khí ẩm phải lạnh đi. Chẳng hạn, điều đó xảy ra khi nhiệt độ của đất tăng lên và không khí nhẹ hơn dâng lên cao và chuyển đến các vùng lạnh của khí quyển. Vì vậy nó đạt tới điểm bão hoà, hoặc điểm sương. Ta có thể cho rằng, khi đã qua điểm này, thì hơi biến thành nước. Nhưng để cho một giọt nước hình thành thì nó phải thắng được lực của sức căng bề mặt[1] và điều đó đòi hỏi tỷ lệ độ ẩm phải rất cao, là tỷ lệ người ta không bao giờ thấy trong khí quyển! Trên thực tế, nếu mây hình thành được trước ngưỡng này, thì chính là nhờ có vô số hạt nhỏ li ti, bụi, muối biển và các xon khí khác trong không khí. Một màng nước đầu tiên tụ lại trên những hạt này, là những hạt được gọi là nhân ngưng tụ, giúp cho các giọt nước nhỏ phát triển. Thế còn các tinh thể băng? Việc chuyển xuống dưới 00 không đủ để làm đông nước: cũng giống như các giọt nước nhỏ, những tinh thế này cần có các mầm để phát triền. Đó là các hạt khoáng, thường là sét, có cấu trúc tinh thể và khá giống với cấu trúc của băng. Những nhân này, được gọi là nhân đông, có rất ít trong khí quyển. Vì vậy, các giọt nước nhỏ có thể tồn tại tới - 400C, nghĩa là ở độ cao khoảng 8.000m và được gọi là ''chậm đông''. Nhưng khi có các nhân đông thì các tinh thể băng xuất hiện và đến lượt chúng đóng vai trò của các mầm. Khi ấy nước chậm đông đông lại rất nhanh. Trong các đám mây có nhiệt độ thấp hơn -400C thì không hoàn toàn xảy ra như vậy: sự chậm đông chưa hề được khảo sát và hơi nước có thể trực tiếp biến thành băng. Sự chuyển tiếp hơi - nước, nước - rắn, thậm chí hơi - rắn, là rất quan trọng ngay cả để mây hình thành, vì khi giải phóng rất nhiều nhiệt lượng tiềm tàng, hiện tượng chuyển tiếp này duy trì sự thăng thiên và giải thích tại sao các tầng mây cao hàng kilomet có thể trải ra chưa đây nửa tiếng đồng hồ.