Phôi sống bằng gì?
Phôi lấy những chất dinh dưỡng cần thiết trong các nguồn dự trữ của trứng (noãn hoàng) hoặc ở môi trường của nó, tùy theo loài là đẻ trứng, vừa đẻ trứng vừa đẻ con (noãn thai sinh) hoặc đẻ con. Ở động vật đẻ trứng, toàn bộ sự phát triển của phôi diễn ra trong trứng, theo nghĩa đen, sau khi trứng được đẻ ra. Một số trứng này, như trứng động vật da gai (ví dụ cầu gai hoặc nhím biển) nghèo chất dự trữ dinh dưỡng. Những trứng khác (như trứng lưỡng cư) chất có chất dinh dưỡng ở mức độ vừa phải. Nhưng trong cả hai trường hợp, phôi nhanh chóng đạt tới giai đoạn ấu trùng là giai đoạn nó có thể tự nuôi mình. Ngược lại, ở những trứng giàu noãn hoàng (như trứng chim), phôi đạt được giai đoạn phát triển hoàn thiện ngay trong trứng. Trường hợp này cũng được thấy ở động vật có vú kỳ lạ đẻ trứng là động vật đơn huyệt (thú mỏ vịt và thú lông nhím mỏ ngắn). Ở động vật noãn thai sinh (như rắn hổ lục), trứng nở ở bên trong cơ thể mẹ. Do đó, vật mẹ sinh ra con, nhưng con không giữ quan hệ dinh dưỡng nào với mẹ. Ngược lại, ở động vật đẻ con, phôi phát tiển bên trong cơ thể mẹ và có quan hệ dinh dưỡng với mẹ thông qua rau (còn gai là nhau). Rau cũng có vai trò như bộ lọc các loại virus và vi khuẩn, bảo vệ.phôi không bị nhiễm. Tuy vậy, một số virus, vật ký sinh và thuốc có thể vượt qua hàng rào rau và làm tổn thương thai. Quan hệ mẹ - phôi qua rau là không đáng kể ở thú có túi, trong đó, phôi phát triển chủ yếu ở ngoài tử cung. Phôi bám chặt vào vú mẹ, phát triển trong túi bụng đặc trưng cho loài động vật này.