Tài liệu: Tại sao Mặt trăng chỉ hướng cùng một mặt về phía chúng ta?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Plutarque (nhà văn Hy Lạp) đã từng nhận xét điều này ở thế kỷ II thuộc kỷ nguyên của chúng ta.
Tại sao Mặt trăng chỉ hướng cùng một mặt về phía chúng ta?

Nội dung

Tại sao Mặt trăng chỉ hướng cùng một mặt về phía chúng ta?

Plutarque (nhà văn Hy Lạp) đã từng nhận xét điều này ở thế kỷ II thuộc kỷ nguyên của chúng ta. Chu kỳ quay của Mặt trăng (ngày Mặt trăng) bằng chu kỳ vòng quay của nó (năm âm lịch) xung quanh Trái đất (27,32 ngày). Năm 1764, nhà khoa học Pháp Lagrange đã chứng minh rằng sự kiện đáng lưu ý này là kết quả của thủy triều mà Trái đất đã tác động đến Mặt trăng. Bằng cách hút mặt nhìn thấy mạnh hơn so với mặt sau, Trái đất đã làm chậm dần thời gian của ngày Mặt trăng để đạt tới điểm cân bằng trong đó ngày và năm âm lịch dài bằng nhau. Tuy thế, người ta đã quan sát từ trái đất hơn một nửa bề mặt của Mặt trăng, như Galilée đã nhận xét từ năm 1609 bằng kính viễn vọng mới nhất của ông. Không kể những bất thường nhỏ trong hiện tượng quay của Mặt trăng mà Newton đã cảm thấy, sau đó được Friedrich Bessel phát hiện, các tác động có bản chất vật lý hoặc hình học là nguồn gốc của hiện tượng ''lắc'' này. Với quỹ đạo lệch tâm, Mặt trăng quay nhanh hơn ở điềm cận địa so với điểm viễn địa. Vì vậy tốc độ quay của nó trên quỹ đạo lúc thì cao hơn, lúc thì thấp hơn tốc độ quay không đổi của nó. Do đó một người quan sát có thể thấy mặt trăng ở kinh độ hơn l800. Hơn nữa, trục của Mặt trăng bị nghiêng.Vì vậy, người ta cũng có thể thấy các mùa trăng từ phía bên kia của các cực. Sau hết là hiệu ứng thị sai (di chuyển vị trí biểu kiến của vật thể, do thay đổi vị trí của người quan sát) vì ngươi quan sát không bao giờ ở tâm trái đất. Vào lúc trăng mọc người ta có thể nhìn thấy phía bên kia rìa đông và hơi xa hơn so với rìa tây vào lúc trăng lặn. Tất cả các hiệu ứng tổng hợp này khiến Mặt trăng giới thiệu cho chúng ta khoảng 59% bề mặt của nó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1897-02-633463748894687500/Mat-trang/Tai-sao-Mat-trang-chi-huong-cun...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận