Tài liệu: Thực vật có quang hợp giống nhau không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Không. Mặc dù những cơ chế cơ bản là như nhau. Sự khác nhau là ở cách cố định CO2.
Thực vật có quang hợp giống nhau không?

Nội dung

Thực vật có quang hợp giống nhau không?

Không. Mặc dù những cơ chế cơ bản là như nhau. Sự khác nhau là ở cách cố định CO2. Ở 85% thực vật, tức là tất cả cây thân gỗ, CO2 được hấp thụ qua lỗ lá (còn gọi là lỗ khí hay khí khổng) tham gia trực tiếp vào chu trình Calvin. Vì chất do chu trình này tạo ra chứa ba nguyên tử cacbon nên người ta gọi đó là quang hợp bằng ''C3''. Sau đó chất này, tức glyceraldehyde 3-phosphate, được cây sử dụng để tổng hợp gluxit.

Một số cây nhiệt đới như ngô, lúa miến (còn gọi là bobo) hoặc mía, đã phát triển một hệ gọi là quang hợp bằng C4 hiệu quả hơn trong môi trường nóng và sáng thường thuộc về chúng. Thoạt tiên CO2 bị mắc vào một số tế bào lá, những tế bào này sản xuất lần lượt hai chất có 4 nguyên tử cacbon. Chất thứ hai đi vào những tế bào bao quanh các bó dẫn nhựa (được gọi là các tế bào của ''bao bó'') và chia ra ở đây thành pyruvat và CO2. CO2 này tham gia vào chu trình Calvin, theo cách quang hợp bằng C3. Hoạt động này tốn nhiều năng lượng, nhưng có lợi ở môi trường nóng: nếu CO2 được tập trung vào các tế bào của bao bó thì oxy lại không như vậy. Vì thế khả năng cố định CO2 của Rubisco được tạo thuận lợi và ảnh hưởng lớn của quang hô hấp khi trời nóng bị hạn chế. Cho nên các cây C4 có tính cạnh tranh mạnh ở  khí hậu nhiệt đới. Một số người còn mơ ước chuyển các phẩm chất của chúng sang các loại cây trồng khác bằng việc tạo ra những giống được truyền gen.

Cuối cùng, có một kiểu quang hợp thứ ba gọi là “CAM” (Crassulacean Acid Metabolism - Chuyển hóa axit họ cây Thuốc bỏng), diễn ra ở loài xương rồng và nhiều loại cây có thân lá nạc, phổ biến hơn so với sự quang hợp bằng C4. Đó là một biến thể của loại (quang hợp bằng C4: ở đây sự tách riêng giữa con đường C4 với con được C3 là thời gian chứ chứ không phải không gian. Các lỗ khí của những cây này mở ra về đêm (để hạn chế mất nước) và chính vào lúc đó sự cố định CO2 bằng con đường C4 diễn ra. Pha C3 diễn ra ban ngày, ở tế bào là tương tự.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1917-02-633464438481562500/Quang-hop/Thuc-vat-co-quang-hop-giong-nha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận