Tài liệu: Ai đã phát minh ra nam châm?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cách đây hơn 2.500 năm, Thalès de Milet đã từng biết có một hòn đá hút sắt. Oxyt sắt có tên là manhetit,
Ai đã phát minh ra nam châm?

Nội dung

Ai đã phát minh ra nam châm?

Cách đây hơn 2.500 năm, Thalès de Milet đã từng biết có một hòn đá hút sắt. Oxyt sắt có tên là manhetit, vì bắt nguồn từ thành phố Ionie/Ionia[1] của Magnêsia, nơi có một mỏ lớn. Hiện nay manhetit có ở Tây Anatolie (Thổ Nhĩ Kỳ). Tuy nhiên, đá nam châm - tên được đặt ở đầu thế kỷ XVI, không hề có ứng dụng nào trước thời trung cổ. Có lẽ người Trung Quốc đã dùng những địa bàn đầu tiên vào thế kỷ X để định hướng ngai hoàng đế và thậm chí cả bình đồ của các thành phố. Địa bàn Trung Quốc là một cái bát chứa đầy nước trong đó có một con cá gỗ nổi mang một chiếc kim manhetit quay về hướng sao Nam tào, dù người ta có đứng ở đâu. Sau khi đã hành trình bí mật qua con đường Tơ lụa, những chiếc địa bàn này chỉ lộ ra ba thế kỷ sau đó trong các bí mật quân sự và thương mại. Sau đó, vào năm 1600, William Gilbert - thầy thuốc của nữ hoàng anh Elisabeth I, đã xuất bản tác phẩm De magnete của ông, trong đó ông giải thích từ tính là “thổ thần” và nam châm hút nhau qua các cực đối diện. Sau khi đã gọt một cục manhetit thành hình cầu để chứng minh, ông giải thích rằng địa bàn luôn luôn định hướng theo một kinh tuyến. Tuy thế kỷ XVII không tiến bước thêm, nhưng người ta đã sử dụng địa bàn để thực hiện các chuyến đi biển xa. Phải đợi đến năm 1787 và nhờ Charles Augustin Coulomb, mới có nghiên cứu có hệ thống về tác dụng của từ lực từ xa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1940-02-633465417715312500/Tu/Ai-da-phat-minh-ra-nam-cham.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận