Điều gì xảy ra khi chúng ta bị thương?
Khi có một vết thương, mạch máu bị thương co lại. Một giai đoạn đầu tiên diễn ra rất nhanh mà các nhà sinh học gọi là sự hình thành cái đinh của tiểu cầu. Các tiểu cầu dính vào vết thương và tay đổi một cách kỳ lạ. Chúng dính vào nhau và tạo thành một cái nút, lúc đầu hơi lỏng, sau đó ngày càng chặt. Vì nhờ các chất mà chúng tiết ra, chúng huy động được các tiểu cầu khác. Đối với một mạch máu nhỏ, như thế là đủ.
Ngược lại, đối với các mạch máu lớn hơn sẽ có một giai đoạn thứ hai, gọi là sự đông tụ, chiếm giữ nhiều máu. Giai đoạn này còn phức tạp hơn. Có rất nhiều phân tử tham gia như hàng loạt enzym, các nhân tố làm đông tụ và các chất chống đông v.v... Nói một cách đơn giản, huyết tương chứa một loại protein hòa tan gọi là chất sinh sợi huyết (ftbrinogen). Dưới tác dụng của một enzym gọi là trombin (thrombin), chất sinh sợi huyết biến đổi thành sợi huyết (ftbrin) không tan. Các sợi huyết củng cố đinh tiểu cầu và giam hãm các tế bào máu để tạo thành cục máu đông. Sau khi hóa sẹo, mạng sợi huyết này bị các enzym khác tiêu hủy và cục máu đông bị phân hủy. Quá trình này gọi là sự tiêu sợi huyết. Ta hiểu rõ tại sao mọi sự mất cân bằng giữa hiện tượng đông tụ và tiêu sợi huyết là nguy hiểm: nếu đông quá nhanh có thể dẫn đến khối huyết (cục máu đông bịt mạch máu), còn nếu quá chậm sẽ gây xuất huyết.