Tài liệu: Quang hợp có phải là đặc quyền của thực vật không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Không. Ngoài thực vật trên cạn và các loài tảo, nhiều loại vi khuẩn cũng quang hợp.
Quang hợp có phải là đặc quyền của thực vật không?

Nội dung

Quang hợp có phải là đặc quyền của thực vật không?

Không. Ngoài thực vật trên cạn và các loài tảo, nhiều loại vi khuẩn cũng quang hợp. Đó là trường hợp của khuẩn lam, trước đây được gọi là ''tảo lam''. Phổ biến nhất là Prochlorococcus, mới được phát hiện năm 1988. Rất có thể nó đại diện cho sinh vật quang hợp phong phú nhất của hành tinh, vì mật độ của nó đạt tới 100 triệu tế bào trong mỗi lít nước biển. Khuẩn lam quang hợp giống như thực vật nghĩa là tiêu thụ nước và khí cacbonic, rồi thải ra oxy. Cũng như cây xanh và tảo, chúng là sinh vật tự dưỡng, nghĩa là có thể tổng hợp chất hữu cơ riêng cho chúng. Ở những loài vi khuẩn quang hợp khác (khuẩn tía, khuẩn lục, khuẩn ưa sáng), tình hình còn nhập nhằng hơn. Ánh sáng cung cấp cho chúng năng lượng, nhưng chúng không giải phóng oxy và không cố định khí cacbonic bắt buộc. Khi nghiên cứu chúng, người ta đã phải định nghĩa lại quang hợp là sự biến đổi năng lượng Mặt trời thành năng lượng hóa học, còn các tiêu chí như thải ra oxy hoặc đồng hóa khí cacbonic được xếp vào hàng thứ yếu.

Tóm lại, người ta ước tính có hơn 400.000 loài sinh vật thực hiện quang hợp. Chúng cung cấp chất hữu cơ cho giới sinh vật còn lại, như động vật, nấm và cả một số loài thực vật ký sinh không có khả năng quang hợp, như cây lệ đương - loài cây nhỏ màu hung nhạt “bóc lột”, các cây họ đậu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1917-02-633464429497500000/Quang-hop/Quang-hop-co-phai-la-dac-quyen-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận