Tài liệu: Vì sao máu lại quan trọng đến thế?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tổ tiên của chúng ta, vừa là người đi săn vừa là con mồi, biết rất rõ máu là sự sống.
Vì sao máu lại quan trọng đến thế?

Nội dung

Vì sao máu lại quan trọng đến thế?

Tổ tiên của chúng ta, vừa là người đi săn vừa là con mồi, biết rất rõ máu là sự sống. Điều này thể hiện qua hình ảnh những con bò rừng mang các vết đỏ trên hang động trong thời kỳ đồ đã cũ. Nhưng phải đợi đến thế kỷ XVII, nhờ Antonie Van Leeuwenhoek, người Hà Lan đã phát minh ra kính hiển vi, người ta mới phát hiện ra những hồng cầu đầu tiên. Còn các chức năng chính của máu và các thành phần của nó thì trong suốt thế kỷ XIX mới được làm rõ dần dần. Nhưng vẫn chưa hết... Là dòng chảy sống được tim co bóp đẩy đi dọc 200 km mạng mạch, máu tưới tất cả các mô và cơ quan, nuôi dưỡng, tẩy rửa và bảo vệ chúng. Xuyên qua các mao mạch, nó cung cấp cho tế bào oxy và đường glucose để tế bào đốt cháy và lấy năng lượng từ đó tiếp sức ống tiêu hóa, nó phân phối cho tế bào các chất dinh dưỡng cần thiết để chuyển hóa. Ví dụ, chỉ riêng bộ não của chúng ta cũng đã tiêu dùng 20% oxy do máu mang tới. Mỗi lúc đi qua, máu thu hồi khí cacbonic để phóng thích vào phổi, và cả các chất thải trong hoạt động của tế bào để tống vào thận. Nó điều hòa sự trao đổi muối giữa các mô của cơ thể, từ đó đảm bảo sự phân phối có hiệu quả áp suất giữa các màng tế bào.

Sự tự vệ của cơ thể chúng ta cũng phụ thuộc và máu. Nó có cả một đội ngũ các chuyên gia - phi công oanh tạc, sát thủ, vệ sinh viên... - lúc bình thường phản ứng ngay khi có mặt vi khuẩn, virus, vật ký sinh, tế bào bất thường, thậm chí một dị ứng nguyên... (xem 1 bài Dị ứng).

Bản thân máu cũng đảm bảo sự giám sát và sửa chữa mạch của nó. Khi một mao mạch bị thương, nó liền sửa kẽ hở. Máu không chỉ là một huyền phù tế bào mà còn tải vô số phân tử thông tin như các hocmon, thông tin hóa học. Mạch máu cũng không phải là một ống trơ: bề mặt của nó nhạy cảm, có tính chất xúc giác, hoạt động rất tốt. Nó cũng điều hòa sự  qua lại của các chất dinh dưỡng và tế bào bảo vệ, trao đổi các phân tử thông tin với máu. Năm chức năng chính của máu là hô hấp, miễn dịch, sửa chữa, nuôi dưỡng và liên lạc khiến nó là một cơ quan cũng quan trọng như não hoặc tim.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1896-02-633463705338906250/Mau/Vi-sao-mau-lai-quan-trong-den-the.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận