Lớp tuyết biến đổi như thế nào?
Phần lớn sự biến đổi gắn liền với điều kiện khí tượng. Gió làm vỡ các tinh thể tuyết trong khi rơi hoặc sau khi đã nhấc tuyết lên khỏi mặt đất. Các tinh thể trở nên bé hơn, chắc hơn. Sau đó, tuyết chứa ít không khí hơn và dày hơn. Trọng lượng của các lớp bên trên, của dụng cụ đầm đất, hoặc của một người trượt tuyết cũng làm biến dạng cấu trúc và ép đặc nó.
Nhiệt động học giúp giải thích một tập hợp biến đổi khác: hiện tượng chuyển băng từ hạt này sang hạt khác (thậm chí cục bộ hơn ở ngay cùng một hạt). Khi tuyết khô, lượng hơi nước có thể có trong không khí ở gần bề mặt các hạt, phụ thuộc vào hình dạng của bề mặt này và nhiệt độ. Trong trường hợp mà nhiệt độ của vỏ tuyết là đồng đều, người ta chứng kiến một sự bay hơi ở bên trên các phần lồi và ngưng tụ vững chắc ở các phần lõm của hạt. Chẳng hạn, chỗ lõm, như các chỗ tiếp xúc giữa hai hạt, có xu hướng hợp nhất, còn những phần nhọn cùn dần đi. Loại thay đổi này biến đổi những "ngôi sao'' tuyết thành tuyết kiểu “hạt mịn” gắn bó chặt chẽ nhờ sự tăng cường những vùng tiếp xúc giữa các hạt.
Nếu nhiệt độ của lớp tuyết không đồng đều, hai hạt gần nhau không có cùng nhiệt độ, thì hiện tượng chuyển băng xảy ra từ hạt này sang hạt khác. Những hạt sinh ra từ đó có góc rõ rệt và mặt nhỏ. Loại tiến hóa nhất (cốc) có thể có hình tháp rỗng. Hạt không thật sự gắn bó với nhau hơn nhờ băng mà xếp chồng lên nhau giống như vật mong manh.
Cuối cùng, nếu tuyết chứa nước, thì các hạt có xu hướng tròn đi. Trên thực tế, nhiệt độ tan[1] chảy của nước phụ thuộc vào độ cong của hạt: bán kính này càng lớn thì nhiệt độ càng thấp.Vì vậy, các hạt nhỏ tan trước và biến mất để giúp cho hạt to.