Tài liệu: Vì sao lại gọi là ''quang hợp''?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thuật ngữ này có từ đầu thế kỷ XX, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp phôtos - ''ánh sáng'' và sunthesis - ''hợp thành''.
Vì sao lại gọi là ''quang hợp''?

Nội dung

Vì sao lại gọi là ''quang hợp''?

Thuật ngữ này có từ đầu thế kỷ XX, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp phôtos - ''ánh sáng'' và sunthesis - ''hợp thành''. Nhưng việc phát hiện ra quá trình quang hợp, là quá trình cho phép một số loại sinh vật sử dụng năng lượng ánh sáng để xây dựng chất chứa cacbon riêng của chúng từ các phân tử đơn giản, có từ thế kỷ XVIII. Trong những năm 1770, nhà hóa học và thần học Anh Joseph Priestley đã chứng minh rằng cây có thể ''sửa chữa'' không khí bị ''ô nhiễm'' do một ngọn nến hoặc một con vật gây ra. Ông đã đoán được một thành phần quyết định của quang hợp là sự giải phóng oxy, ngay cả trong lúc khí này vẫn chưa được biết đến. Ngay sau đó, Jan Ingenhousz - nguyên là thầy thuốc của triều đình Áo, phát hiện thấy sự ''lọc sạch'' này cần đến ánh sáng và sử dụng các phần xanh của cây. Vẫn phải mất vài năm để người ta ghép được các ''tấm hình'' hóa học: cây thải oxy khi dùng nước và khí cacbonic (CO2), rồi sử dụng khí này để tổng hợp các gluxit mà cây cần. Năm 1845, Julius von Mayer người Đức chứng minh mặt năng lượng của quá trình này: đó là quá trình dựa vào sự biến đổi năng lượng Mặt trời thành năng lượng hóa học. Mỗi năm, ở quy mô toàn cầu, 200 tỷ tấn khí cacbonic, tức hơn 10% cacbon khí quyển, được biến đổi thành sinh khối như vậy.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1917-02-633464429033281250/Quang-hop/Vi-sao-lai-goi-la-quang-hop.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận