Tài liệu: Diệp lục dùng làm gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trước hết để thu quang tử (pho ton - tức là một lượng năng lượng nhất định).
Diệp lục dùng làm gì?

Nội dung

Diệp lục dùng làm gì?

Trước hết để thu quang tử (pho ton - tức là một lượng năng lượng nhất định). Diệp lục[1] và một sắc tố, nghĩa là một phân tử có màu đối với mắt người, vì nó hấp thụ một phần phổ ánh sáng. Nó hấp thụ các bước sóng lam và đỏ, tức là màu vàng-lục của ánh sáng phản chiếu mà chúng ta thấy. Thực ra, không chỉ có một mà là nhiều loại diệp lục khác nhau theo chi tiết cấu tạo phân tử và tính chất hấp thụ phổ ánh sáng của chúng. Diệp lục a là phổ biến: người ta thấy nó ở tất cả các sinh vật quang hợp, trừ khuẩn lục, khuẩn tía và khuẩn ưa sáng. Loại vi khuẩn ưa sáng có các vi khuẩn diệp lục với đặc tính hấp thụ các tia hồng ngoại. Ngoài diệp lục a ra, thực vật và tảo lục còn chứa diệp lục b, tảo nâu và tảo silic (khuê tảo) chứa diệp lục c, một số khuẩn lam chứa diệp lục d - loại diệp lục mới được phát hiện năm 1996. Hai loại sâu tố phi diệp lục cũng tham gia thu năng lượng ánh sáng là carotenoit - tạo màu cho tảo nâu và lá cây vào mùa thu, phycobiliprotein, có ở tảo đỏ và khuẩn lam. Ở thực vật, chức năng chính của các carotenoit là dùng lám chất chống oxy hóa và bảo vệ diệp lục tránh mất oxy. Mỗi loại sắc tố chỉ hấp thụ một phần ánh sáng nhìn thấy. Ví dụ, tảo đỏ sử dụng chủ yếu ánh sáng lục để quang hợp và sống chung với tảo lục mà không có vướng mắc gì, trong khi tảo lục thu các bước sóng đỏ và lam. Sự có mặt một loại sắc tố nào đó thường biểu hiện ''ổ sinh thái'' của sinh vật sở hữu nó. Ví dụ, Prochlorococcus sống ở chỗ nước mặt, chứa các sắc tố khác với các sắc tố của những khuẩn lam khác sống ở chỗ nước sâu hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1917-02-633464435770937500/Quang-hop/Diep-luc-dung-lam-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận