Tài liệu: Ánh sáng có chịu ảnh hưởng của nam châm không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ánh sáng và từ trường, ngay từ năm 1845 Faraday đã phát hiện thấy một nam châm thẳng có thể tác động đến ánh sáng.
Ánh sáng có chịu ảnh hưởng của nam châm không?

Nội dung

Ánh sáng có chịu ảnh hưởng của nam châm không?

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ánh sáng và từ trường, ngay từ năm 1845 Faraday đã phát hiện thấy một nam châm thẳng có thể tác động đến ánh sáng. Được đặt song song với một tia sáng, nó có thể làm quay mặt phẳng “phân cực” của tia: sau khi phản xạ trên một tấm gương hoặc đi qua một tấm kính đặc biệt, trên thực tế ánh sáng có thể “tắt đi” trong một tinh thể Spath Island (loại khoáng canxit nguyên chất kết tinh). Khi tinh thể này quay, nó cho thấy ánh sáng ở hai vị trí hoàn toàn ngược nhau. Sự phân cực này đã được Fresnel giải thích trong khuôn khổ của thuyết sóng ánh sáng, là thuyết có ý nghĩa quan trọng trong cuộc thảo luận về bản chất của ánh sáng, hệ quả của các phương trình Maxwell. Faraday đã đóng góp nhân tố đầu tiên bằng hiện tượng quay của mặt phẳng cực. Năm 1887 xuất hiện một nhân tố thứ hai có tính chất quyết định giúp xác minh thuyểt Maxwell.

Heinrich Hertz đã có một công cụ kỳ lạ bao gồm một bôbin quấn khoảng 10 km dây dẫn thành nhiều vòng, nối với hai đầu một tụ điện và một bộ phóng điện. Khi chứng minh rằng các tia lửa điện, được phóng dao động ra từ tụ điện trong bôbin, truyền từ xa đến các vòng dẫn bên cạnh, Hertz thừa nhận sự tồn tại của các sóng điện từ trong thuyết của Maxwell.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1940-02-633465421420625000/Tu/Anh-sang-co-chiu-anh-huong-cua-nam-cha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận