Từ trường là gì?
Dễ nhận thấy rằng nếu ta di chuyển một địa bàn trong trường của một nam châm thẳng, thì nó chỉ hướng về một trong hai cực của nam châm ở gần cực này hay cực kia. Ở khoảng cách bằng nhau của mỗi cực, nó song song với trục của nam châm. Nếu ta di chuyển nó đôi chút về hướng nó chỉ, thì kim hơi nghiêng về phía cực gần nhất. Nếu ta lại di chuyển thêm nữa về hướng này thì sẽ làm tăng độ nghiêng tới cực này. Vì vậy địa bàn sẽ vạch dần một đường sức (đường trường). Những đường này, được mạt sắt rải rác vạch ra trên một tờ giấy bọc nam châm, tụ tập ở hai cực. Theo quy ước, người ta nói rằng mật độ của chúng ở “phổ từ” này tỷ lệ thuận với cường độ của trường và trường này định hướng tiếp tuyến với chúng. Nếu ta đặt một cuộn dây dẫn vào trong trường và các đường sức lọt vào cuộn dây càng nhiều, thì hiệu ứng của cảm ứng càng nhạy. Vậy, bề mặt của cuộn dây và cường độ của trường tác động cùng chiều để làm tăng hiệu ứng này. Người ta biểu thị những biến thiên kết hợp của các yếu tố này bằng khái niệm “thông lượng”, cũng như đối với các chất lỏng, biểu thị lưu lượng chảy qua một bề mặt có ích. Wilhelm Weber, người mà tên tuổi đã được chọn để chỉ đơn vị của luồng từ (từ thông),là người đã vận dụng nó để xác định tỷ lệ giữa điện tích và từ tích vào năm 1865. Tỷ lệ này, được biểu thị bằng các đơn vị của tốc độ, có một giá trị kỳ lạ. Thí nghiệm mà ông tiến hành cùng với Rudolf Kohlraush đã đưa ra một giá trị rất gần với giá trị của tốc độ ánh sáng,và được Hyppolyte Fizeau đo cùng năm rất cẩn thận. Nhận định này có rất nhiều hệ quả trong thuyết điện từ. James Clerck Maxwell đã coi nó là trung tâm của một trong bốn phương trình của ông năm 1861, cơ sở của thuyết điện từ - thuyết mô tả ánh sáng là một sóng điện từ.