Mặt trăng có khí quyển không?
Hiện tượng nhật hoa, chỉ có thể thấy bằng mắt thường khi có nhật thực toàn phần, từ lâu đã bị nhầm là khí quyển của Mặt trăng. Thực ra, vệ tinh của chúng ta không có khí quyển hoặc ít đến mức vô nghĩa (áp suất = 10-l2Pa). Tại sao vậy? Vì gia tốc của trọng lực trên bề mặt của nó (1,624 m/giây2 so với 9,783 m/giây2 ở Trái đất) quá yếu. Muốn thoát khỏi Mặt trăng, một vật thể phải có tốc độ tối thiểu là 2,38 km/giây (trên Trái đất là 11,18 km/giây). Ở 1000C, tức gần bằng nhiệt độ cao nhất trên bề mặt Mặt trăng, hydro phân tử tiến gần đến giá trị này (2,16 km/giây). Do đó nó dễ thoát ra. Các phân tử nặng hơn (H2O, N2, O2, CO2) có tốc độ trung bình khoảng 500m/giây nhưng trong khi va chạm, chuyển động của chúng nhanh hơn nhiều. Trong khi hình thành, Mặt trăng, lỏng, rất nóng và không ngừng bị các thiên thạch giữa các hành tinh bắn phá, không thể giữ được các chất bay hơi này. Tuy vậy, những nguồn khí khác tiếp tục nuôi dưỡng Mặt trăng. Gió mặt trời liên tục mang nhân hydro, heli và các nguyên tố nặng hơn tới. Đá Mặt trăng loại khí dưới tác dụng của nhiệt mặt trời và các nhất khoáng phóng xạ biến đổi. Số phân rã urani và thori tạo ra heli. Kali 40 sinh ra agon. Những thay đổi nhiệt ban ngày không ngừng làm biến đối mật độ của khí quyền ít ỏi này (từ 500.000 nguyên tử/cm3 ban đêm tới vài chục triệu ban ngày). Hơn nữa, các phi đoàn Apollo l5 và l6 còn phát hiện ra có cả neon, cacbon đioxyt (CO2), nitơ và metan. Toàn bộ các khí này có lượng ít đến mức ở Trái đất, chúng có thể bị giữ lại trên mặt biển, trong một thể tích 0,1 mm3. Ngoài ra còn có loại bụi lơ lửng có thể là nguyên nhân nhận xét của các nhà du hành vũ trụ Apol1o 17 về các vân sáng trong bầu trời tối ngay trước khi Mặt trời mọc.