Từ trường Trái đất bắt nguồn từ đâu?
Theo phỏng đoán đầu tiên mô hình từ của hành tinh chúng ta gần như là một nam châm điểm có cực nam hướng về một phía gần cực Bắc địa lý và ngược lại. Nguồn gốc của từ trường Trái đất có lẽ nằm ở nhân của hành tinh, chủ yếu được cấu tạo từ sắt. Ở trong bán kính 3.500 km, hạt rắn của nhân được bao quanh bởi một vùng lỏng, là nơi kim loại này hợp với các chuyển động đối lưu để thải nhiệt ra ngoài. Một môi trường dẫn như thế bị di chuyển trong địa trường, đủ để bảo dưỡng trường này nhờ các hiện tượng cảm ứng. Chế độ của máy phát điện "tự kích thích" này có thể ổn định dần dần.
Được mô hình hoá như vậy, trường này thật sự biến thiên theo vĩ độ: từ 31 micro T ở xích đạo, nó tăng gấp đôi giá trị ở hai cực. “Độ nghiêng” (độ từ khuynh) của nó so với mặt phẳng trắc địa của Trái đất-thẳng góc với phương thẳng đứng - biến thiên cùng chiều.
Người ta tìm thấy dấu của nó trong các dung nham giàu tinh thể manhetit định hướng theo chiều của trường khi chúng nguội đi. Chúng là bằng chứng những thay đổi của đĩa từ trong nhiều thiên kỷ. Đó là điều người ta đã nhận thấy dọc theo sống đại dương, nơi một số dải dung nham nguội đôi khi chỉ ra rằng các cực từ đã đảo ngược nhiều lần trong lịch sử của trái đất. Việc khảo sát cổ từ này đã góp phần củng cố thuyết trôi giạt lục địa (xem bài – Thuyết kiến tạo mảng). Khi người ta nhìn cổ từ một cách cục bộ, thì trường biểu thị một số biến thiên do có từ khối ở sâu. Góc ngang giữa hướng do địa bàn chỉ và hướng của phương bắc địa lý, tức “độ lệch”, có thể đạt tới 1800, xét về mặt cục bộ. Ở Pháp, trường lệch như vậy 50 về phía tây.
Nó tạo ra khiên từ của ''từ quyển'' trong không gian xa Trái đất. Khiên từ này làm lệch các hạt tích điện của gió mặt trời khi ùa vào các cực từ gây ra hiện tượng bình minh bắc cực.
Nếu phần lớn các hành tinh có một từ quyển, thì “máy phát” của chúng có thể rất khác với máy phát của Trái đất. Chẳng hạn, ''máy phát điện bên trong'' của các hành tinh khổng lồ như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thể được Hydro “kim loại hoá” khởi động dưới áp suất bên trong, trong đó các electron có biểu hiện như ở trong kim loại. Phân tử dẫn này có thể di động trên các khối cầu có bán kính chừng 50.000 km. Về phần "ngôi sao" của chúng ta, plasma của các hạt tích điện được phóng tới ven các vết mặt trời đã tạo cho nó một bức xạ điện từ mạnh: trường ở bề mặt của nó là vào khoảng 10 T. Nhưng vẫn ít so với trường của các sao nơtron, đủ loại kỷ lục, phát triển từ 100 triệu đến 1 tỷ T.