Tài liệu: Mặt trăng có phải là một hòn cuội trơ không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Mặt trăng là một vật thể rất rắn, không có kiến tạo, không có chuyển động đối lưu ở lớp vỏ trong,
Mặt trăng có phải là một hòn cuội trơ không?

Nội dung

Mặt trăng có phải là một hòn cuội trơ không?

Mặt trăng là một vật thể rất rắn, không có kiến tạo, không có chuyển động đối lưu ở lớp vỏ trong, như các nhà du hành vũ trụ Mỹ của Apollo 12 đã nhận thấy, khi module mà họ đặt đã làm rung chuyển đất trên Mặt trăng trong 50 phút. Tuy nhiên, những chấn động nhỏ làm rung Mặt trăng thường xuyên là do va chạm với thiên thạch (75 đến 150 mỗi năm), do đất co dãn liên quan với chênh lệch nhiệt độ (- 173 0C lúc tối, + 1170C dưới nắng), hoặc còn do số ít dao động ở sâu (37 lần ghi được trong 9 năm). Ngoài ra, các địa chấn kế trên Mặt trăng đã ghi được những trận động đất nhỏ mỗi khi vệ tinh của chúmg ta ở điểm cận địa, nơi mà sức hút của Trái đất là mạnh nhất. Cũng có cả những hiện tượng nhất thời liên quan đến Mặt trăng (LTP- Lunar Transient Phenomena), như thay đổi màu sắc hoặc độ sáng mà nguyên nhân còn chưa rõ. Chúng có thể gắn liền với hiện tượng huỳnh quang của đất dưới tác dụng của gió mặt trời, với bụi ở dạng lơ lửng do các khí thoát ra gây nên, với tác động của thiên thạch hoặc động đất trên Mặt trăng. Năm 1787, những sự kiện này đã khiến William Herschell cho rằng ông đã nhìn thấy núi lửa phun trào. Năm 1927, nhà khoa học Áo Karl Muller đã lập danh mục 174 LTP trong lịch sử. Trong những năm 1980, NASA đã thống kê hơn 1.500 LTP.

Về từ tính, người ta không định hướng được trên Mặt trăng nhờ địa bàn. Từ truờng của Mặt trăng yếu hơn gấp 1.000 lần so với ở Trái đất điều đó chứng tỏ Mặt trăng không có nhân đủ lớn để tạo ra hiệu ứng đinamô như trên Trái đất. Một số đá có tuổi 3 tỷ năm được các đoàn Apollo mang về có từ tính đo được, gợi ra rằng từ trường thời đó mạnh hơn 10 lần. Ngày nay, những bất thường cục bộ mạnh hơn từ trường toàn bộ, mà nguồn gốc có lẽ gắn liền với vị trí của các lưu vực lớn có ảnh hưởng, như phép lập bản đồ tổng thể gần đây nhờ các từ kế của con tàu thăm dò Lunar Prospector của Mỹ gợi ra.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1897-02-633463749801718750/Mat-trang/Mat-trang-co-phai-la-mot-hon-cu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận