Có những lực nào được từ trường tác động?
Giống như tương tác giữa các điện tích, người ta có thể lập công thức giá trị của lực hút giữa hai cực đối diện của nam châm. Coulomb đã viết là lực này tỷ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách ngăn cách hai cực của nam châm và tỷ lệ thuận với tích của ''từ khối" của chúng. Tuy nhiên, kích thước khác nhau phân biệt các khối nam châm với điện tích: khi người ta bẻ gãy một thanh nam châm thành hai, thì bao giờ người ta cũng thay một nam châm khác có hệ cực không khi nào có thể rời nhau. Vì vậy việc xác định từ tích phức tạp hơn nhiều. Một cách đơn giản hơn là đo từ lực tác động đến dòng điện. Lực này, lúc thì mang tên Hendrik Lorentz, lúc thì mang tên Pierre Laplace, làm chuyển động một dây dẫn hình trụ di động trên mạch của nó khi đến gần một nam châm. Chiều của nó tuân theo quy tắc ba ngón của bàn tay phải: thẳng góc với mặt phẳng của dòng điện và của từ trường để tạo thành một hình ba mặt trực tiếp với hai véctơ này. Lúc này có rất nhiều ứng dụng thực tế. Ai cũng biết ví dụ về đồng hồ đo điện có đĩa kim loại được lực này kéo theo cường độ dòng điện đi qua nó. Trong số những ứng dụng này, cũng đáng nêu ra ở đây hiệu ứng được Edwin Hall phát hiện năm 1879. Nhờ có ông người ta có thể tạo ra các máy dò rất chính xác, như để khảo sát những biến thiên cục bộ của từ trường Trái đất. Electron đang chuyển động trong một phân tử dẫn chịu tác dụng của lực Lorentz khi có từ trường. Vì vậy chúng tụ lại ở một trong hai bờ của dây dẫn thuộc phần tử này và tạo ra một ứng lực có thể đo được gọi là ứng lực Hall, mà sự thay đổi tạo ra những biến thiên của từ trường được đo bằng tesla (T), theo tên của Nikola Tesla, một trong những người phát minh ra động cơ dòng điện xoay chiều.