Tế bào phôi gốc là gì?
Mọi tế bào phôi ở giai đoạn 2 hoặc 4 tế bào đều có khả năng tái tạo một phôi: nó là toàn năng. Sau đó, khả năng này không còn nữa. Những tế bào phôi lấy ở giai đoạn về sau (phôi dâu hoặc phôi nang) có thể phân hóa thành bất kỳ tế bào nào của bất kỳ cơ quan nào: chúng là đa năng. Người ta gọi chúng là ''tế bào phôi gốc''. Những tế bào gốc trưởng thành (có ở một số cơ quan) là đa năng một phần (hoặc nhân tính năng), vì chúng chỉ có thể phân hóa thành vài loại tế bào. Tế bào gốc (của phôi hoặc đã trưởng thành) là niềm hy vọng lớn để sửa chữa cơ quan, nhưng người ta vẫn chưa chủ động được các kỹ thuật làm phân hóa. Cả hai hệ đều có ưu điểm tiềm tàng và nhược điềm rõ rệt, ví dụ khả năng gây ung thư của tế bào phôi gốc, hoặc khó lấy ra các tế bào gốc trung thành ở một số cơ quan. Ngoài ra, việc sử dụng các tế bào đã phân hóa bắt nguồn từ những tế bào gốc được lấy ra ở số phôi thừa (hiện nay bị cấm ở một số nước) có thể kèm theo những rủi ro đào thải tương tự như cách ghép cổ điển. Số nhân bản điều trị[1], trong đó nhân tế bào (hoặc ADN) của chính người bệnh có thể được dùng để tạo phôi - nguồn tế bào gốc, hy vọng có thể khắc phục được vấn đề này. Nhưng hiện nay nó bị cấm ở nhiều nước vì lý do đạo đức.