Tài liệu: Tại sao trời mưa?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ai cũng biết rằng không phải đám mây nào cũng tạo ra mưa. Tất cả đều phụ thuộc vào lượng nước, tốc độ thăng thiên,
Tại sao trời mưa?

Nội dung

Tại sao trời mưa?

Ai cũng biết rằng không phải đám mây nào cũng tạo ra mưa. Tất cả đều phụ thuộc vào lượng nước, tốc độ thăng thiên, và cả kích thước của các giọt. Để rơi từ mây xuống và không bốc hơi ngay, những giọt này phải đạt tới đường kính và trăm micron. Khi ấy chúng đạt tầm cỡ của các giọt mưa, và khi đã vượt qua ngượng này, chúng rơi rất nhanh. Vậy các giọt mưa làm thế nào để lớn lên như thế? Chúng va vào nhau và kết tụ với nhau. Do đó xác suất để một giọt nước gặp một giọt khác trong mây là điều kiện để mưa rơi. Nhưng nếu các giọt đều có cùng kích thước, chúng sẽ có tốc độ giống nhau, có các quỹ đạo rất song song và vì vậy ít có cơ hội để gặp nhau. Ngược lại, nếu chúng có kích thước rất khác nhau, thì quá trình tạo mưa tăng nhanh: những giọt lớn hơn rơi nhanh hơn các giọt nhỏ và thu lấy chúng trên đường rơi. Các giọt mưa rơi càng ở lâu trong mây thì đường kính của chúng càng lớn. Vì vậy các đám mây lớn dâng lên cao trong khí quyền tạo ra các giọt to. Ngược lại, mây tầng rất phẳng không dâng cao sẽ chỉ sinh ra đôi chút mưa phùn là cùng. Còn tuyết, như mưa đá nhỏ hạt và mưa đá, lại phát triền ở các đám mây lạnh. Các dạng khác nhau của băng phụ thuộc vào nhiệt độ và chuyển động bên trong. Ví dụ, nếu ở trong mây hàng trăm tinh thể tụ lại với nhau mà không tan, thì chúng sẽ tạo thành bông. Bông rơi xuống từ từ và thường tan ra trước khi chạm đất. Trên thực tế, một phần lớn mưa rơi xuống đầu chúng ta đã khởi đầu dưới dạng tuyết và sau đó phát triển theo các điều kiện khí quyển. Mưa đá rơi ầm ầm và gây nguy hiểm đáng kể[1] nhưng được khoanh lại. Nhưng không có gì so sánh được với điều diễn ra trong đám mây tích vũ đã tạo ra mưa đá. Được những luông mạnh trong các đám mây này nhào nặn, các tinh thể băng trải qua hàng loạt ngưng kết và đông tụ biến đổi chứng thành các viên bi đông lạnh. Đến một lúc nào đó, trong lực cuốn hút, thế là có mưa rào, thậm chí mưa đá dữ dội.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1898-02-633463760140156250/May/Tai-sao-troi-mua.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận