Tài liệu: Từ trường có ích gì cho con người không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Từ năm 1775, khi Franz Anton Messmer thấy biểu hiện của cơ thể người trong từ trường,
Từ trường có ích gì cho con người không?

Nội dung

Từ trường có ích gì cho con người không?

Từ năm 1775, khi Franz Anton Messmer thấy biểu hiện của cơ thể người trong từ trường, thì các thử nghiệm chữa bệnh của ông đi vào nam châm ứng dụng, hoặc về sau, dựa vào việc ngồi trong một thùng gõ có chứa chất lỏng từ, đã rất thành công. ''Thuyết Messmer'' được người sáng lập ra nó giảng dạy tại một bệnh viện ở quảng trường Vendôme, Paris, đã tồn tại cho tới thời Lavoisier, Franklin và những thầy thuốc được Viện Hàn lâm ủy quyền. Họ đã quy hiệu quả của thuyết Messmer cho trí tưởng tượng của người bệnh. Trong y học ngày nay, từ tính có lợi hơn trong việc chẩn đoán và các kỹ thuật hiển thị khiến nó được sử dụng nhiều. Chẳng hạn, phép hiển thị nhờ cộng hưởng từ hạt nhân (IRMN) đang xâm nhập sâu vào bệnh viện. Hiện nay đây là kỹ thuật duy nhất thật sự vô hại, giúp làm hiển thị  các mô sinh học in vivo (trong cơ theo sống). Dưới ảnh hưởng của một từ trường chừng vài T do một nam châm điện lớn tạo ra, các momen từ của một số nhân nguyên tử trong cơ thể hướng theo chiều của nó. Khi ấy người ta đặt đối tượng vào một trường tuần hoàn do một bôbin tạo xung và di chuyển dưới dạng một sóng điện từ. Tần số của sóng này được chọn giống như tần số của chuyển động tiến động (là chuyển động gíông như một con quay dao động xung quanh phương thẳng đứng) của những nhân được định hướng này, trên thực tế, những nhân này dao động xung quanh chiều của trường cố định.

Vì vậy những sóng này gây ra cộng hưởng làm tăng chuyển động nói trên. Dần dần các nhân lấy lại vị trí ban đầu. Thời gian tích thoát này, vốn đặc thù cho loại nhân được xét, là một trong số thông tin được sử dụng trong phép hiển thị. Khi các nhân trở lại chiều của từ trường cố định, chúng liền phát ra các sóng mà người ta phát hiện được nhờ một bôbin khác thẳng góc với bôbin thứ nhất. Thông tin từ phát hiện này giúp hoàn chỉnh một hình ảnh khi sự kích thích được tiến hành nhờ một máy quét: người ta ''nghe" các cộng hưởng bằng cách quét đối tượng, từng lát mặt. Bằng kỹ thuật này, người ta thu được các hình ảnh rất xác định về những phần mềm có trong mặt phẳng của lát cắt đã nhận sóng kích thích.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1940-02-633465427843281250/Tu/Tu-truong-co-ich-gi-cho-con-nguoi-khon...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận