Người ta thu được năng lượng từ urani bằng cách nào?
Quá trình giúp thu được nhiều năng lượng từ urani đã được khám phá một cách ngẫu nhiên vào năm 1938 nhờ hai nhà vật lý Đức, Fritz Strassmann và Otto Hahn. Khi bắn phá hạt nhân urani-235 bằng nơtron, họ hy vọng thu được các hạt nhân nặng hơn urani. Trong một số trường hợp, phản ứng đã không tạo ra một nhân to, mà là hai nhân có khối lượng bằng nhau. Nhà nữ vật lý Áo, Lise Meitneru đã giải thích hiện tượng này là sự “phân hạch”: khi hấp thụ urani bị biến dạng, dao động và cuối cùng vỡ thành hai mảnh. Đa số tạo ra nhiều cặp,như stronti và xenon, nhưng cũng có thể tạo ra khoảng 30 cặp khác.
Phản ứng phân hạch được thể hiện bằng hiện tượng mất khối lượng, vì proton và nơtron kém gắn với nhau hơn trong urani so với trong các sản phạm của sự phân chia urani. Sự mất mát này là ít, khoảng một phần nghìn. Nhưng, như phương trình Einstein biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng với năng lượng (E = mc2), một khối lượng dù nhỏ, vẫn tương đương với một năng lượng lớn, vì nó được nhân với bình phương của tốc độ ánh sáng (300.000 km/giây). Sự hình thành hai nhân có động năng lớn cũng kèm theo sự phát ra các nơtron, trung bình là 2,5 trong mỗi phản ứng phân hạch. Dưới con mắt dính dáng của những nhà chính trị và quân sự các nhà vật lý đã thoáng thấy nhanh chóng khả năng dùng nơtron này để gây phân chia các nhân urani-235 mới và từ đó gây ra một “phản ứng dây chuyền”. Theo tính toán của họ, một gam chất phân hạch khi ấy có thể giải phóng số năng lượng bằng cả một toa tàu nhét đầy thuốc nổ!