Tài liệu: Urani có thể dùng làm thời kế không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Phương pháp xác định niên đại đầu tiên nhờ tính phóng xạ đã được thực hiện ở đá chứa urani.
Urani có thể dùng làm thời kế không?

Nội dung

Urani có thể dùng làm thời kế không?

Phương pháp xác định niên đại đầu tiên nhờ tính phóng xạ đã được thực hiện ở đá chứa urani. Muốn hiểu được nguyên lý xác định thời gian bằng phóng xạ, thì phải biết đặc điểm của một nhân phóng xạ là chu kỳ bán hủy của nó, tức là thời gian trung bình trong đó một nửa số nhân bị phân rã. Trong một chu kỳ thì còn lại một nửa số nhân phóng xạ; trong hai chu kỳ, còn một phần tư trong ba chu kỳ, còn một phần tám, v.v... Nếu không có sự trao đổi vật chất với bên ngoài, thì tỷ lệ nhân còn lại gắn liền với tuổi của mẫu được xét. Các nhân urani-235 và urani-238, có chu kỳ lần lượt là 0,7 và 4,5 tỷ năm, là những thời kế đặc biệt thích hợp với địa chất học. Sau hàng loạt sự phân rã liên tiếp, chúng dẫn đến các nhân bền, là đồng vị 207 và 206 của chì. Phép đo hàm lượng urani-235 và hàm lượng chì-207 (hoặc urani-238 và chì-206) ở đá granit chẳng hạn, cho phép biết được thời gian đã trôi qua từ khi chúng hình thành. Ví dụ, phương pháp "urani-chì'' đã giúp chứng minh đá ở Greenland, loại đá cổ nhất còn thấy, có tuổi xấp xỉ 4 tỷ năm. Phương pháp "chì-chì'', đi từ phương pháp trên, giúp định thời gian các màu bằng cách chỉ đo thành phần đồng vị chì của chúng. Nhờ phương pháp này mà năm 1953 nhà địa hóa học Mỹ, Clair Patterson, đã xác định tuổi của các thiên thạch cùng thời với sự sinh ra hệ mặt trời, từ đó ông suy ra tuổi hình thành Trái đất là 4,55 tỷ năm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1941-02-633465455353281250/Urani/Urani-co-the-dung-lam-thoi-ke-khong...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận