Tài liệu: Cơ thể phản ứng với tình trạng thiếu muối bằng cách nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hệ thần kinh của chúng ta rất nhạy cảm với tình trạng thiếu ion natri và clo. Nơron,
Cơ thể phản ứng với tình trạng thiếu muối bằng cách nào?

Nội dung

Cơ thể phản ứng với tình trạng thiếu muối bằng cách nào?

Hệ thần kinh của chúng ta rất nhạy cảm với tình trạng thiếu ion natri và clo. Nơron, công cụ truyền và kết hợp các thông tin thần kinh, cũng như mọi tế bào của cơ thể, duy trì sự cân bằng ion giữa chất lỏng bên ngoài và bên trong tế bào qua màng thấm của nó. Sự cân bằng được đảm bảo thường xuyên nhờ các ion natri, clo và kali có thể di chuyển qua màng một cách thụ động (khuếch tán theo gradien nồng độ) hoặc chủ động[1] (vận chuyển các ion theo chiều ngược lại với khuếch tán).

Màng các nơron có tính chọn lọc: lúc nghỉ, nó không cho phép tế bào nhập số ion K+ bằng số ion Na+ mà nó đã thải ra. Hiện tượng này tạo ra một sự chênh lệch về điện thế âm giữa các bờ bên ngoài (tích ion dương) và bờ bên trong (tích điện âm). Nhưng khi có kích thích, màng tế bào cho nhiều ion natri đi qua hơn làm giảm chênh lệch điện thế giữa bên này và bên kia. Hiện tượng ''khử cực'' này tạo ra một tín hiệu điện lan truyền dần dần dọc theo nơron, nhờ vậy thông tin thần kinh được lan truyền. Do đó hoạt động của hệ thần kinh chúng ta cần duy trì đủ lượng muối trong môi trường nước ngâm các tế bào. Đó là lý do chúng ta cần ăn 1-2 g muối mỗi ngày. Tình trạng thiếu muối, thường do bài tiết quá nhiều (chúng ta bài tiết 90-95% muối ăn vào, dưới dạng nước tiều và mồ hôi), làm rối loạn cơ chế phân cực - khử cực của nơron trong sự tiếp xúc với các tế bào cơ. Tình trạng thiếu muối có thể gây hiện tượng chuột rút ban đêm ở cơ bắp. Đó là một dấu hiệu báo động.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1899-02-633463770624218750/Muoi-an/Co-the-phan-ung-voi-tinh-trang-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận