Tài liệu: Vì sao các nhà hóa học đã đặt ra khái niệm liên kết?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khi khái niệm nguyên tử được đưa ra thì nảy sinh vấn đề: chúng giữ nhau bằng cách nào?
Vì sao các nhà hóa học đã đặt ra khái niệm liên kết?

Nội dung

Vì sao các nhà hóa học đã đặt ra khái niệm liên kết?

Khi khái niệm nguyên tử được đưa ra thì nảy sinh vấn đề: chúng giữ nhau bằng cách nào? Nhà triết học Hy Lạp, Démocrite, người ''phát minh'' ra nguyên tử vào cuối thế kỷ V và đầu thế kỷ IV trước kỷ nguyên của chúng ta, đã ''trang bị'' cho chúng các móc nhỏ. Đầu thế kỷ XIX, một cuộc tranh cãi đã đối lập nhà hóa học Thụy Điển, Jons Jacob Berzélius, người bênh vực mối quan hệ tĩnh điện giữa các điện cực trái dấu nhau, với nhà hóa học Pháp, Jean Baptiste Dumas, người cho rằng các nguyên tử mất tính cá biệt bên trong phân tử. Sự tranh cãi này giữa sự liên kết cục bộ và phân tử tạo nên toàn bộ đã thay hình đổi dạng, nhưng đến nay vẫn còn tồn tại một phần. Cùng với những tiến bộ của hóa học thực nghiệm, tính phức tạp của liên kết hóa học đã tỏ ra rõ ràng hơn: không phải bất cứ nguyên tử nào cũng liên kết hoặc phản ứng với nhau. Các phản ứng hóa học tuân theo những quy tắc chung. Ví dụ, các chất phản ứng tác dụng theo tỷ lệ rất xác định: khi ta trộn oxy với hydro và đưa đến gần một ngọn lửa, thì một khối lượng của chất thứ nhất phản ứng với hai khối lượng của chất thứ hai. Loại nhận xét này đã khiến các nhà hóa học mô tả phân tử theo sự hình thức hóa cổ điển từ đó: nguyên tử được nối với nhau bằng các đoạn thẳng, tức là các liên kết. Trước hết, đây là một biểu thị: tính vật chất của các liên kết không thật sự là một vấn đề. Cách phân loại tuần hoàn các nguyên tố của Mendeleev, tập hợp các nguyên tử có thể so sánh thành cột, cũng có một vai trò quan trọng làm phát sinh khái niệm liên kết. Các nguyên tử trong cùng một cột tạo nên cùng số liên kết là hóa trị của chúng. Tính chất này của nguyên tử được duy trì trong phân tử. Nó giải thích việc sử dụng gạch nối giữa hai nguyên tử để ký hiệu một liên kết. Ví dụ, cacbon, có hoá trị bốn, người ta vạch bốn liên kết, còn oxy có hóa trị hai nên chỉ có hai vạch.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1891-02-633463591222656250/Lien-ket-hoa-hoc/Vi-sao-cac-nha-hoa-hoc-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận