Ánh kim cương bắt nguồn từ đâu?
Trên thực tế, chính kích thước tỏ rõ các đặc tính quang học của kim cương. Nhìn chung, ánh của một viên đá quý phụ thuộc vào ba điều: cách phản chiếu ánh sáng, cách khúc xạ và cách phân tán ánh sáng của nó trong các sắc cầu vồng (tạo ra tất cả các ánh cho viên đá). Ở trạng thái nguyên (thô), kim cương có vẻ trong: các ánh và tác dụng phối hợp ánh sáng ở trong tinh thể bị che giấu. Phải trải qua sáu thế kỷ người ta mới tìm ra kích thước tạo ra toàn bộ ánh của kim cương. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, có hai kỹ thuật có liên quan: kích thước mũi và kích thước mặt. Kỹ thuật đầu tiên chỉ là mài nhẵn các mặt của tinh thể bằng bột kim cương để chúng phản chiếu được, còn kỹ thuật thứ hai là làm mòn mũi của hình tám mặt. Nhưng các kích thước này chưa được tối ưu như hình ảnh mà châu Âu thời ấy ưa thích: kim cương ở đây được sơn đen. Nếu nó không bám màu của bút sơn, tức là nó chưa bám đủ ánh sáng. Vì vậy phải chờ kích thước được coi là sáng (phổ biến nhất hiện nay). Đến thế kỷ XVIII, kim cương xuất hiện màu trắng trên các tấm bảng. So với các kích thước truớc đó, mặt kim cương được gọt thành nhiều mặt nhỏ, cả phần dưới của hình tháp. Các mặt nhỏ sáng phải tạo thành những góc lý tưởng với nhau sao cho tia sáng đi qua mặt đá gần như được phản chiếu toàn bộ bởi các mặt nhỏ ở phần dưới.
Khi một tia sáng được thu và kim cương, nó bị mật độ nguyên tử hãm lại. Chỉ số khúc xạ của đá là tỷ lệ giữa tốc độ của ánh sáng trong chân không và tốc độ của ánh sáng trong tinh thể. Chỉ số khúc xạ cao của kim cương là 2,41 so với 1,76 ở ngọc lam, nên kim cương có khả năng phản chiếu ánh sáng mạnh. Tia tới càng nghiêng thì lượng ánh sáng phản chiếu càng nhiều. Do đó tính có nhiều mặt là quan trọng: khi nhân số mặt lên thì người ta càng tôn vinh các tính chất quang học của kim cương. Vì vậy, ánh sáng được thu vào vật trang sức này không lọt ra sau mà chỉ là phản chiếu ra trước do tác dụng phối hợp của các mặt.