Tài liệu: Nấm có lợi hay hại, lành hay độc?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có lợi hay có hại là tùy thuộc vào các loài và hoàn cảnh. Nấm hoại sinh là sinh vật quan trọng phân hủy chất hữu cơ.
Nấm có lợi hay hại, lành hay độc?

Nội dung

Nấm có lợi hay hại, lành hay độc?

Có lợi hay có hại là tùy thuộc vào các loài và hoàn cảnh. Nấm hoại sinh là sinh vật quan trọng phân hủy chất hữu cơ. Chúng phát triển trên rất nhiều loại nguyên liệu khi độ ẩm và nhiệt độ thuận lợi: rơm-là ngũ cốc, rau, quả, vải, da, củi, sách vở, thậm chí cả một số chất dẻo… Chúng cũng phục vụ được nhiều trong các lĩnh vực y tế và lương thực - thực phẩm. Chúng sản xuất các enzym, các kháng sinh như penixilin, các loại thuốc như xyclosporin dùng để phòng ngừa các cơ quan ghép bị loại. Một số nấm Penicillium, được dùng trong sản xuất các loại pho mát. Men bia (nấm men) Saccharomyces cerevisiae biến đồi đường thành rượu và giải phóng các bọt khí cacbonic làm nở bột.

Khi trực tiếp tấn công các sinh vật, nấm ký sinh là nguyên nhân cuả nhiều bệnh ở người, động vật và thực vật. Loài nấm Ceratocysis ulmi lợi đã xâm chiếm Bắc Mỹ sau Chiến tranh Thế giới I và đã thật sự tiêu diệt cây du Mỹ Ulmus americana. Nấm cựa lúa mạch, Claviceps purpurea, ký sinh ở ngũ cốc, tạo ra axit lysecgic, là một trong những chất LSD gây ảo giác. Đây là một chất làm co mạch mạnh, nguồn gốc của ánh sáng lạnh (ma trơi), gây bệnh và làm chết hàng nghìn người ở thời Trung cổ: sau khi ăn hạt lúa mì bị nhiễm nấm này, chân tay bị hoại thư và lìa ra. Nhưng nấm này cũng chứa một chất chữa bệnh cao huyết áp. Nấm ký sinh cũng có thể giúp nhà nông chống lại sâu hại.

Cuối cùng, nấm cũng có giá trị là thức ăn ngon. Giá trị của chúng chủ yếu là mùi vị và chứa tới 90% nước. Nấm gần với thịt hơn rau về các thành phần khoáng (photpho, kali, sắt) và protein, ít chất béo nhưng giàu vitamin (B). Tiếc rằng nhiều loài nấm thật sự là những sinh vật tích luỹ các chất ô nhiễm, kim loại nặng và các nguyên tố phóng xạ khác. Những chất này được nước mang theo và nhồi nhét vào nấm giống như bọt biển. Vì vậy không nên ăn nấm hái ở ven đường đi.

Vấn đề khó nhất vẫn là phân biệt nấm ăn được với nấm độc. Không có một quy tắc chung nào và chỉ có chuyên gia mới giúp ta xác định được loài nào là độc hay không độc. Số nấm thật sự nguy hiểm không có nhiều, nhưng chúng cũng rất phổ biến. Chúng cũng khó phân biệt với nấm khác. Gần 90% trường hợp tử vong là do nấm lõ Amanita phalloides gây ra. Màu sắc của nấm này rất thất thường và có thể bị lẫn lộn với các loài ăn được. Nó không có mùi vị riêng và độc tố của nó không hủy được dù có nấu chín hay phơi khô. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện tối thiểu sau khi ăn 6 giờ, trong đó các tế bào gan lần lượt bị phá hủy. Có từ 20-30% trường hợp bị tử vong, trong vòng 4-9 ngày. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1907-02-633463793377500000/Nam/Nam-co-loi-hay-hai-lanh-hay-doc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận