Điều gì diễn ra bên trong một lỗ đen và xung quanh nó?
Câu hỏi tỏ ra vô ích, vì không một nhận xét nào có thể xác nhận hoặc bác bỏ câu trả lời... Nhưng đây không phải là ý kiến của các nhà vật lý lý thuyết, vì theo họ, nếu hiểu được trạng thái tan rã cuối cùng của một vật thể thì có thể giúp họ hợp nhất thuyết tương đối rộng với cơ học lượng tử thành thuyết sức hút lượng tử.
Nếu ta xét đến các phương trình của thuyết tương đối rộng, thì sự tan rã của một ngôi sao tiếp diễn ở dưới mức bán kính Schwarzschild, cho tới khi mật độ của nó trở thành vô hạn trong một khối lượng triệt tiêu. Đường cong của không-thời gian khi ấy cũng vô hạn: tính kỳ dị xuất hiện, trong đó không-thời gian ngừng tồn tại. Nhưng thuyết này dự báo rằng, trước giai đoạn này, các quy tắc của trò chơi phải thay đổi: các định luật của cơ học lượng tử cũng phải tính đến. Khi ấy sẽ phải phó thác cho các định luật của trọng lực lượng tử, là những định luật còn phải chứng minh…
Các nhà vật lý ít lúng túng hơn khi mô tả điều gì diễn ra ở bên kia chân trời của lỗ đen. Những miền này có trong hấp dẫn mạnh, là mảnh đất tuyệt vời cho các dự đoán kỳ lạ nhất, nhưng cũng dễ hiểu nhất, của thuyết tương đối rộng. Ta hãy bắt sâu bằng những hiệu ứng thuỷ triều hấp dẫn. Cường độ của chúng phụ thuộc vào mật độ của lỗ đen: một lỗ đen càng lớn, mật độ của nó càng thấp và các biến dạng do các lực thủy triều gây nên sẽ càng nhẹ.
Một dự đoán nổi bật khác là hiện tượng dãn sức hút của thời gian: thời gian không trôi giống nhau đối với hai người quan sát ở trong các trường hấp dẫn có cường độ khác nhau. Một hành động được thực hiện bởi một người quan sát ở rất gần chân trời chiếm một thời gian hữu hạn đối với người này, nhưng với một người quan sát từ xa, thì cũng hành động ấy tỏ ra kéo dài vô hạn. Chính ý nghĩ này đã khiến Oppenheimer có ý nghĩ về sao ''đông''. Thời gian dãn cũng có kết quả là làm giảm tần số các tín hiệu được phát ra ở gần chân trời, được biểu hiện qua các bước sóng của chúng lệch về phía màu đỏ.