Tài liệu: Các nguyên tố có được tạo ra trong không gian giữa các sao không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có! Theo một cơ chế được gọi là phản ứng tung tóe, một loại phân chia hạt nhân do tác động của các proton và những hạt nhân vũ trụ khác.
Các nguyên tố có được tạo ra trong không gian giữa các sao không?

Nội dung

 Các nguyên tố có được tạo ra trong không gian giữa các sao không?

Có! Theo một cơ chế được gọi là phản ứng tung tóe, một loại phân chia hạt nhân do tác động của các proton và những hạt nhân vũ trụ khác. Quan niệm này được tập thể René Bernas và Hubert Reeves (Đại học Orsay, Pháp), Jean Audouze, Élisabeth Vangioni-Flam và Michel Cassé (một trong những tác giả của bài này) ở Viện Vật lý thiên văn Paris đưa ra năm 1970. Hệ thống quan điểm này rất phong phú trong việc giải thích sự hình thành một số nhân nhẹ rất không bền trong điều kiện nhiệt độ cao, như liti-6, beryli-8 và bo-10 và 11. Chúng bắt nguồn từ một số phân chia do những va chạm của các nhân cacbon, nitơ hoặc oxy phát tán đi với tốc độ cao trong không gian giữa các sao khi sao nổ hoặc do tác động của gió sao mạnh. Cơ chế hiếm có này giải thích lượng nhân rất ít: ứng với l00 tỷ nhân hydro chỉ có khoảng 100 nhân liti, 10 nhân bo và 1 nhân beryli. Fred Hoyle, người công kích tiêu biểu thuyết Vụ nổ Lớn, tức sự hình thành các nguyên tố trong khởi đầu của Vũ trụ, nghĩ sai rằng những nguyên tố này được tạo ra ở các sao. Nhưng các nucleon của chúng rất ít gắn bó và không chịu được sự tổng hợp nhiệt hạch, nên chúng không thể tạo ra được ở đây. Và cũng như đơteri, chúng bị đốt cháy rất nhanh trong các chảo sao.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1908-02-633463800922656250/Nguon-goc-cac-nguyen-to-hoa-hoc/Cac-nguye...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận