Con người có tạo ra được các nguyên tố mới không?
Đó là giấc mơ của tất cả các nhà giả kim. Một ý tưởng của Enrico Fermi tóm bắt các nơtrơn vào urani sẽ cho phép tạo ra các “siêu urani”. Nguyên tố neptuni (93 Proton), do Mac Millan tìm ra năm 1940, là nguyên tố đầu tiên trong dãy này. Năm sau, Glenn Seaborg đã phát hiện ra plutoni, mặc dù sau đó nguyên tố này được tìm thấy lại trên Trái đất, trong mỏ urani Oklo ở Gabon, châu Phi, nơi đã bắt đầu xảy ra một phản ứng phân chia nhân tự nhiên cách đây 2 tỷ năm.
Các nhà vật lý ở thế kỷ XX cũng đã tìm thấy các nguyên tố mới dù không muốn. Những công trình nguyên cứu về bom nguyên tử trong những năm 1940 đã cho phép người ta thực hiện các thí nghiệm không thể xảy ra trong tự nhiên, vì thiếu khả năng tập hợp đủ một vật chất đặc thù. Einsteini (99 proton) và fermi (100 proton) đã được tìm thấy trong đám tro của vụ thử hạt nhân Mike của Mỹ năm 1952. Từ năm 1945 đến 1961, có 9 nguyên tố mới đã được bổ sung vào danh sách.
Nhưng số lượng proton của một nguyên tố càng tăng thì nguyên tố này càng kém bền. Do đó phải mất thời gian cho các nhân đích bị rất nhiều nhân va đập để đạt được cấu hanh tốt. Các nhà nguyên cứu Đức, Mỹ và Nga thường thông báo đã tạo ra một nguyên tố mới, nhưng ngay sau đó lại bị những người cạnh tranh nghi ngờ, trừ phi những người này khiếu nại là đã tìm ra trước. Vì vậy, muốn chứng minh sự có mặt của một nguyên tố mới, phải chờ một phòng thí nghiệm khác xác nhận. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Năm 1999, Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley - Hoa Kỳ (LBNL) tin rằng đã tổng hợp được nguyên tố 118 và sản phầm phân rã của nó, nguyên tố 116. Hai năm sau đó, Phòng này đã rút lại lời tuyên bố cũ.
Thông báo cập nhật cuối cùng: Viện Nghiên cứu Hạt nhân Dubna (Nga) cho biết đã tạo ra 4 nhân của nguyên tố 115 năm 2004. Bốn nhân này bị Phân rã trong 90 mili giây thành nguyên tố 113, là nguyên tố cũng chưa biết, qua sự phân rã alpha (phát ra nhân heli).