Tài liệu: Phải chăng các nguyên tố đều bền vững?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Không. Thật ra câu hỏi cũng có thể là: có một nguyên tố duy nhất nào bền không?
Phải chăng các nguyên tố đều bền vững?

Nội dung

Phải chăng các nguyên tố đều bền vững?

Không. Thật ra câu hỏi cũng có thể là: có một nguyên tố duy nhất nào bền không? Câu trả lời rõ ràng là không, vì như các nhà vật lý đã nghiên cứu nó từ 30 năm nay, người ta đã thấy sự phân rã của một proton. Người ta nghĩ rằng tuổi thọ[1] của nó là hơn 1031 năm. Một nơtron tự do chỉ chịu được tối đa là 20 phút. Các nhân nhẹ bền khi số lượng proton và nơtron của chúng bằng nhau. Vượt quá canxi (20 proton), phải có thêm nơtron (không l,5 nơtron cho một proton), số dư này bù lại lực đẩy điện từ giữa các proton.

Việc nghiên cứu các nhân khác nhau cho thấy rằng chúng bền hơn nếu số lượng nucleon (Proton và hoặc nơtron) là chẵn. Sẽ còn bền hơn nữa nếu nó là bội số của bốn. Nhưng nguyên tố được nghiên cứu càng gần hoặc vượt quá sắt thì nó càng kém bền. Tất cả chúng cũng không bền nếu vượt quá chì (82 proton), cho dù tuổi thọ của một sô nguyên tố lên đến hàng tỷ năm. Chẳng hạn bitmut là (1,9 1019) năm! Nhưng nếu một nguyên tố hóa học tập hợp các nguyên tử giống nhau thì nó cũng bao gồm cả những nguyên tử chỉ khác nhau về số nơtron vì chúng có cùng tính chất hóa học. Khi ấy người ta gọi chúng là đồng vị, nghĩa là ''cùng vị trí'' trong bảng tuần hoàn. Ví dụ, nhân hydro, nguyên tố nhẹ nhất, chỉ gồm có một proton. Nhưng nhân của hai đồng vị của nó đơteri và triti, chứa nhiều hơn, lần lượtt là một và hai nơtron. Mỗi nguyên tố có một đồng vị bền hơn các nguyên tố khác. Nếu có khoảng 130 nguyên tố hóa học thì sẽ có chừng 10.000 đồng vị của chúng với tuổi thọ hơn 1021 giây. Tuy nhiên không hề có sự thống nhất về những con số này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1908-02-633463801452187500/Nguon-goc-cac-nguyen-to-hoa-hoc/Phai-chan...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận