Tài liệu: Người ta nghiên cứu lốc từ khi nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nếu theo dòng thời gian và các tổn thất, những người đi biển đã có kinh nghiệm nhận ra các điềm báo lốc (gió, mây, trạng thái của biển...)
Người ta nghiên cứu lốc từ khi nào?

Nội dung

Người ta nghiên cứu lốc từ khi nào?

Nếu theo dòng thời gian và các tổn thất, những người đi biển đã có kinh nghiệm nhận ra các điềm báo lốc (gió, mây, trạng thái của biển...) và tránh các vùng nguy hiểm nhất, thì hiện tượng này vẫn chưa giải thích được cho tới đầu thế kỷ XIX. Năm 1831, nhà tự nhiên học Mỹ William Redfield đã lần đầu tiên mô tả chuyển động xoáy của gió và cho thấy rằng lốc luôn luôn di chuyển thành khối. Mười năm sau, James Epsy, cũng là người Mỹ, xác định rằng năng lượng của lốc bắt nguồn từ nhiệt ẩn được giải phóng khi hơi nước ngưng tụ. Từ năm 1860, những hiện tượng xảy ra ở gần bề mặt (gió mạnh lên ở tâm lốc, giảm đột ngột khi qua con mắt, v.v:..) đã được biết rõ, nhưng vì thiếu các phép đo nên người ta vẫn chưa biết sự lưu thông ở độ cao và là nguyên nhân của những giả thuyết đôi khi liều lĩnh. Chẳng hạn, năm 1874, Camille Flammarion đã cho rằng sự lưu thông này ở thấp đến nỗi các ngọn cột buồm của tàu biển nằm trong bão có thể không động đậy?

Bức màn bí mật đã được vén dần lên từ những năm 1940. Hệ thống giám sát vô tuyến thế giới, các chuyến bay do thám của quân đội Mỹ và hàng trăm đoàn được chở bằng máy bay từ năm 1950 đến 1960 do Phòng thí nghiệm Quốc gia Nghiên cứu Lốc của Miami (Florida) thực hiện, đã cung cấp nhiều chi tiết về gió, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm. Tất cả các dữ liệu này cho thấy cấu trúc ba chiều của những nhiễu loạn này và các mô hình lý thuyết đầu tiên rạ đời. Tuy nhiên, phải dựa vào các quan sát vệ tinh trong 20 năm qua người ta mới có cách nhìn đầy đủ về hoạt động của lốc trong toàn bộ khí quyển.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1893-02-633463628822656250/Loc/Nguoi-ta-nghien-cuu-loc-tu-khi-nao.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận