Tài liệu: Sức mạnh của lốc ở chỗ nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có thể coi lốc như một cỗ máy nhiệt động học tuân theo nguyên lý Carnot, giống như đầu máy hơi nước hoặc lò phản ứng hạt nhân.
Sức mạnh của lốc ở chỗ nào?

Nội dung

Sức mạnh của lốc ở chỗ nào?

Có thể coi lốc như một cỗ máy nhiệt động học tuân theo nguyên lý Carnot, giống như đầu máy hơi nước hoặc lò phản ứng hạt nhân. Nguyên lý này giải thích rằng sự chuyển đổi nhiệt thành năng lượng cơ học hiệu quả chừng nào mà sự chênh lệch nhiệt độ giữa các nguồn "lạnh'' và ''nóng'' của cỗ máy còn lớn. Vì vậy, dựa vào một vài phép tính gần đúng, người ta đã chứng minh rằng hiệu quả nhiệt động học của một cơn lốc (quyết định cường độ gió và giá trị của áp thấp) phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ chênh lệch giữa bề mặt đại dương (nguồn ''nóng'') và đỉnh đối lưu (nguồn ''lạnh''). Sự chênh lệch này tối đa là 100 độ: nhiệt độ vùng nước nhiệt đới ở bề mặt là vào khoảng 26-300C, còn của đỉnh đối lưu dao động trong khoảng - 65 đến – 750C. Nếu ta xét áp suất trung bình là 1.015 hectopascal (hPa), thì áp thấp "lý thuyết'' tối đa là vào khoảng 875 hPa và tốc độ gió kết hợp xấp xỉ 300 km/giờ. Nhưng giá trị lý thuyết này khá phù hợp với các khảo sát. Ở Đại Tây Dương vào tháng 9 năm 1988, cơn lốc Gilbert đã giữ kỷ lục là đạt áp suất trung tâm 888 hPa và tốc độ gió hơn 325 km/giờ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1893-02-633463631529062500/Loc/Suc-manh-cua-loc-o-cho-nao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận