Lốc tạo thành ở đâu?
Để lốc xuất hiện và phát triển, trước hết nước bề mặt - ở 50 m đầu tiên - phải đủ nóng: nó phải vượt quá 260C để khởi động bộ máy nhiệt. Ngoài ra, gió phải yếu và có hướng tương đối đồng nhất trên toàn bộ quyển đối lưu (độ cao từ 0 đến 15 km) để không làm biến dạng hoặc làm mất chuyển động xoáy. Ngược lại, độ ẩm của không khí phải cao, nhất là ở độ cao từ 4 đến 8 km, nhằm hạn chế nhiệt độ giảm có thể kèm theo hiện tượng bay hơi của mây và mưa. Chỉ có bảy lưu vực đại dương nằm ở vĩ độ 50 - 300 tập trung được tất cả các điều kiện này. Khi đã hình thành, lốc được các dòng khí kéo về phía tây, trôi giạt chậm tới cực bán cầu do tương tác giữa chuyển động quay riêng của nó và của Trái đất. Khi tới các vĩ độ trung bình, lốc bị lệch về phía đông dưới ảnh hưởng của các cơn gió trội. Khi tiếp xúc với nước lạnh hơn, lốc tỏa thành bão và mất nhanh cường độ. Chẳng hạn, trận bão nổi tiếng tàn phá vùng Bretagne và nước Anh ngày 15 tháng 10 năm 1987 một phần là do tương tác giữa các di tích của con lốc Floyd và hiện tượng lưu thông ở các vĩ độ trung bình. Cũng có hiện tượng giảm nhẹ khi tới lục địa lốc bị mất "nhiên liệu''. Nói chung, một cơn lốc có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.