Tài liệu: Có thể dự báo lốc không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhờ hệ thống vệ tinh khí tượng và hải dương học cũng như các phép đo được thực hiện tại chỗ trong các chuyến bay thám sát,
Có thể dự báo lốc không?

Nội dung

Có thể dự báo lốc không?

Nhờ hệ thống vệ tinh khí tượng và hải dương học cũng như các phép đo được thực hiện tại chỗ trong các chuyến bay thám sát, các nhà dự báo đã xác định khá đúng hệ dông nào có khả năng sinh ra lốc. Họ cũng theo dõi sự tiến triển của hiện tượng từng giờ. Dưới sự bảo trợ của Tổ chức Khí tượng Thế giới, có năm trung tâm chuyên hóa khu vực (CMRS) chia nhau giám sát bảy lưu vục đại dương thế giới. Họ đưa ra những thông báo đều đặn và các dự báo dành cho các cơ quan khí tượng quốc gia và khu vực. Những cơ quan này liền sử dụng các dữ liệu địa phương được đo trên mặt đất nhờ radar được bố trí ở bờ biển để có dự báo riêng. Với 180 radar được phân bố trên toàn bộ lãnh thổ, hệ NEXRAD của Mỹ là hệ hoàn hảo nhất từ xa. Ngược lại, những nước nghèo nhất thường vẫn không có hệ này.

Khi một cơn lốc hoặc bão nhiệt đới được dự báo trước 36 giờ, người ta ''báo động trước''. Và ''báo động'' được phát đi khi sự nhiễu loạn ở cách bờ biển chưa đầy 24 giờ. Vào giai đoạn này, các thông báo phát thanh được phát vào giờ cố định, còn vô tuyên truyền hình đưa tin đặc biệt thường xuyên.

Nhưng cũng có khó khăn ở chỗ toàn bộ thiết bị quan sát không cho phép định vị chính xác hiện tượng cũng như xác định cường độ của nó, nhất là vào lúc nó tiến sát bờ. Ở mức này, dự báo vẫn phụ thuộc vào các mô hình số. Đây chính là điềm yếu.

Trước hết, việc phân tích các mô hình này hiện nay là không đầy đủ: nó cùng bậc đại lượng như đường kính của một cơn lốc, nghĩa là vài trăm kilomet. Trong khi đó, những nhiễu loạn ở vĩ độ trung bình thường trải dài hàng nghìn kilomet. Thêm vào đó là cường độ vừa phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài (nhiệt độ của biển, gió, độ ẩm không khí...) vừa phụ thuộc vào các yếu tố bên trong (gây ra các khu kỳ tăng cường và giảm nhẹ) nên các mô hình không mô phỏng được hoàn hảo. Sau hết, sự di chuyển thường không đều, nhất là khi gió ở xung quanh yếu, lại đặt ra thêm vướng mắc. Điều này là do sự tiến triển thường không đối xứng của hoạt động dông bão xung quanh con mắt. Muốn xác định hiện tượng có quy mô tương đối nhỏ này (vài chục kilomet) và trình bày nó một cách chính xác trong các mô hình số, người ta phải tăng đồng thời số lần quan sát tại chỗ và việc phân tích mô hình. Điều này chưa được xét đến trong một tương lai gần. Vì thế vị trí của một cơn lốc hiện nay chỉ được biết cách 100 hoặc 200 km truởc 24 giờ, hoặc cách 200-40 km trước 48 giờ!




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1893-02-633463677081406250/Loc/Co-the-du-bao-loc-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận